Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thoại Ngọc hầu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 1 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q7797096 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 4:
 
==Thân thế và sự nghiệp==
'''Nguyễn Văn Thoại ''' sinh ngày [[26 tháng 11]] năm [[Tân Tỵ]] ([[1761]]) niên hiệu [[Lê Hiển Tông|Cảnh Hưng]] thứ 22, tại xóm An Trung, làng An Hải<ref>Địa giới của làng An Hải xưa; nay là phần đất của ba phường: An Hải Tây, An Hải Bắc, An Hải Đông; thuộc [[sơn Trà (quận)|quận Sơn Trà]] và khu phố An Thượng thuộc phường Bắc Mỹ An của [[Ngũ Hành Sơn (quận)|quận Ngũ Hành Sơn]] thành phố [[Đà Nẵng]] (theo Bùi Xuân ở Hội Khoa học Lịch sử TP. Đà Nẵng, Kỷ yếu, tr. 165-166).</ref>, thuộc huyện [[Diên Phước]], phủ Điện Bàn, tỉnh [[Quảng Nam]] thời Nguyễn; nay thuộc phường An Hải Tây, [[sơn Trà (quận)|quận Sơn Trà]], thành phố [[Đà Nẵng]] .
 
Cha ông là Nguyễn Văn Lượng, sinh thời làm chức từ thừa, là một chức quan nhỏ chuyên lo việc tế tự tại các đền miếu do nhà nước lập ra. Mẹ ông là bà Nguyễn Thị Tuyết, vợ thứ của ông Lượng <ref>Theo Bùi Xuân (''Kỷ yếu'', tr. 167). Ông Lượng bị bệnh dịch mất khi ông Thoại mới 7 tuổi (theo Nguyễn Hùng Cường, ''Kỷ yếu'', tr. 220). Hai năm trước khi qua đời ([[1827]]), ông Thoại đã có chuyến về thăm quê hương, và đã cho xây dựng lại mộ của cha và của bà vợ cả (theo Bùi Xuân, ''Kỷ yếu'', tr. 166-167).</ref>.
 
===Vào Nam===
Thời Nguyễn Văn Thoại sinh ra và lớn lên lúc [[chúa Trịnh|Trịnh]] và [[chúa Nguyễn|Nguyễn]] đánh nhau liên miên, tiếp theo nữa là phong trào [[Tây Sơn]] nổi dậy ([[1771]]). Vì thế, mẹ ông phải dẫn ông và hai em <ref>Nguyễn Văn Thoại là anh cả, kế tiếp là Nguyễn Thị Định (em gái) và Nguyễn Văn Ngoạt (em trai út). Theo Lê Duy Anh (''Kỷ yếu'', tr. 202), ông Thoại vào Nam năm [[1775]], tức lúc ấy ông 14 tuổi.</ref> chạy nạn vào [[miềnMiền namNam (Việt Nam)|Nam]], cuối cùng định cư ở làng Thới Bình trên cù lao Dài, nằm giữ sông Bang Tra và [[sông Cổ Chiên]]; nay thuộc địa phận huyện [[Vũng Liêm]], tỉnh [[Vĩnh Long]].
 
===Theo nghiệp binh===
Năm [[Đinh Dậu]] ([[1777]]), 16 tuổi, Nguyễn Văn Thoại đến xin đầu quân Nguyễn tại Ba Giồng ([[Định Tường]]). Năm [[1778]], ông có mặt trong trận chiến đấu chiếm lại thành [[Gia Định]].
 
Năm [[1782]], quân Tây Sơn đánh bại quân chúa Nguyễn ở cửa [[Cần Giờ]], ông phò chúa [[Gia Long|Nguyễn Phúc Ánh]] chạy về Ba Giồng ([[Định Tường]]). Từ năm [[1784]] đến năm [[1785]], ông đã theo chúa Nguyễn sang [[Xiêm|Xiêm La]] hai lần để cầu viện.
 
Từ năm [[1787]] đến năm [[1789]], Nguyễn Văn Thoại có công trong việc thu lại [[thành Gia Định]] nên được phong chức Cai cơ.
Dòng 20:
Năm [[1791]], ông được cử là Trấn thủ hải khẩu Tắc Khái (tức cửa Lấp thuộc [[Bà Rịa]]).
 
Năm [[1792]], ông lại sang [[Xiêm|Xiêm La]], trên đường về đã đánh tan bọn cướp biển Bồ Đà (Giavanays). Liên tục các năm [[1796]], [[1797]], [[1799]] ông đều được chúa cử sang nước [[Xiêm|Xiêm La]].
 
Năm [[1800]], Nguyễn Văn Thoại được phong Khâm sai Thượng đạo Bình Tây tướng quân, phối hợp với [[Lào]] đánh quân [[Tây Sơn]] ở [[Nghệ An]]. Nhưng đến năm [[1801]], thì ông bị giáng cấp, xuống chức Cai đội quản suất Thanh Châu đạo, vì tự ý bỏ về Nam mà không đợi lệnh trên<ref>Chuyện kể rằng Nguyễn Văn Thoại và [[Trần Quang Diệu]] là đôi bạn cùng quê (An Hải) ([http://baotanglichsu.vn/portal/vi/Tin-tuc/Khao-co-hoc-viet-nam/2011/10/3A922462/]) thân thiết. Sau vì quê hương loạn lạc, Nguyễn văn Thoại phải theo cha mẹ vào sống tại Cù lao Dài trên [[sông Cổ Chiên]] ([[Vĩnh Long]]), và gia đình Trần Quang Diệu thì cũng bỏ xứ về quê ngoại ở làng Trà Khê (nay thuộc quận [[Ngũ Hành Sơn]], TP. [[Đà Nẵng]]). Khi biết tin nhau thì hai ông đã ở hai bên chiến tuyến. Vào năm [[1801]], lúc Nguyễn Văn Thoại mang quân từ [[Vạn Tượng]] ([[Lào]]) tiến đánh [[Cố đô Huế|Phú Xuân]], nghe tin Trần Quang Diệu từ [[Quy Nhơn]] cầm binh ra tiếp cứu; vì không muốn đối đầu với bạn, nên ông Thoại giao binh quyền cho phó tướng của mình là Lưu Phước Tường rồi bỏ vào [[Gia Định]]. Vì vậy, ông bị chúa Nguyễn bắt tội là không có lệnh của vua mà tự tiện về, giáng xuống làm Cai đội cai quản đạo Thanh Châu. Năm [[1802]], trong dịp khen thưởng những người có công, rất có thể vì chuyện này, mà ông cũng chỉ được nhà vua phong làm Khâm Sai Thống binh Cai cơ sau mới thăng làm Chưởng cơ. Tại cuộc "Hội thảo khoa học về danh nhân Thoại Ngọc Hầu nhân kỷ niệm 180 năm ngày mất", được tổ chức tại [[Châu Đốc]] ([[An Giang]]) vào ngày 25 [[tháng bảy|tháng 7]] năm [[2009]], hành động “nặng tình bằng hữu” của ông đã được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao (lược kể theo Kỷ yếu, tr. 209 và 249).</ref>.
 
Năm [[1802]], chúa Nguyễn thống nhất đất nước, lên ngôi vua hiệu là [[Gia Long]]. Trong dịp tặng thưởng các bề tôi có công, Nguyễn Văn Thoại cũng chỉ được phong ''Khâm sai Thống binh cai cơ'', nhận nhiệm vụ ra thu phục Bắc Thành rồi được giữ chức Trấn thủ ở nơi đó. Ít lâu sau ông nhận lệnh làm Trấn thủ [[Lạng Sơn]], rồi lại vào Nam nhận chức Trấn thủ [[Định Tường]] ([[1808]]). Năm [[1812]], ông sang [[Campuchia|Cao Miên]] đón Nặc Chân về [[Gia Định]]. Năm [[1813]], ông hộ tống Nặc Chân về nước và ở lại nhận nhiệm vụ bảo hộ [[Campuchia|Cao Miên]].
 
===Làm Trấn thủ trấn Vĩnh Thanh===
Dòng 30:
 
Ở trấn Vĩnh Thanh, ông sốt sắng lo việc khẩn hoang lập ấp, đào kinh đắp đường, phát triển và bảo vệ vùng đất mới. Các công trình lớn của ông còn để lại cho đời sau là:
*[[Kênh Thoại Hà]]: khởi đào vào năm [[1818]], dài hơn 30 [[kilômét|km]], nối rạch [[Đông Xuyên]] ([[Long Xuyên]]) với ngọn Giá Khê ([[Rạch Giá]]). Đào xong được vua [[Gia Long]] đã cho phép lấy tên ông để đặt cho tên núi ([[Thoại Sơn, An Giang|Thoại Sơn]]) và tên kênh ([[Kênh Thoại Hà|Thoại Hà]]).
*[[Kênh Vĩnh Tế]]: đào theo biên giới [[Hướng Tây Nam|Tây Nam]] nối liền [[Châu Đốc]]-[[Hà Tiên]] (tức nối sông Châu Đốc ra vịnh [[Thái Lan]]). Kênh dài hơn 87 [[kilômét|km]], huy động hàng vạn nhân công thực hiện từ năm [[1819]]-[[1824]] (có hoãn đào 4 lần). Con kênh được đặt tên theo tên vợ chính của ông, phu nhân [[Thoại Ngọc Hầu#Chánh thất|Châu Thị Tế]].
*Lộ Núi Sam-Châu Đốc, dài 5 [[kilômét|km]], làm từ năm [[1826]] đến [[1827]], huy động gần 4.500 nhân công. Làm xong, ông cho khắc bia "Châu Đốc Tân Lộ Kiều Lương" dựng tại [[núi Sam]] năm [[1828]] để kỷ niệm. Ngày nay, tấm bia không còn, nhưng còn văn bia trong sử sách.
*Năm [[1823]], ông cho lập 5 làng trên bờ [[kênh Vĩnh Tế]] là [[Vĩnh Ngươn]], [[Vĩnh Tế, (xã)Châu Đốc|Vĩnh Tế]], [[Vĩnh Điều]], [[Vĩnh Gia, Tri Tôn|Vĩnh Gia]] và Vĩnh Thông<ref>Theo ''Địa chí An Giang'' (tập 2, tr. 242).</ref>. Liên quan đến việc mộ dân lập làng của ông, sử [[nhà Nguyễn]] có đoạn chép: ''"Án thủ Châu Đốc là Thống chế Nguyễn Văn Thụy trước mộ dân dời đến ở đất biên thùy, đặt ra 20 xã thôn, vay của công 1.900 quan tiền và 1.500 phương gạo cho dân, đã hoãn nhiều năm, dân vẫn chưa trả được. Đến nay Thụy đem của nhà trả bù cho dân"'' <ref>Trích trong ''[[Đại Nam thực lục]]'', tập 2. Nxb Giáo dục, 2007, tr. 584.</ref>.
 
Những công trình trên được xem là cơ sở để người Việt đặt chủ quyền lâu dài trên vùng đất mới này.
Ngoài các công trình trên, ông còn làm được nhiều việc khác trước khi mất như:
*Năm [[1820]]: đánh dẹp được cuộc nổi dậy của Sãi Kế ([[người Khmer]]<ref>Năm [[1820]] đời vua [[Minh Mạng]], Sãi Kế là người [[Khmer]] không rõ tung tích đã làm cuộc nổi dậy chống lại [[nhà Nguyễn]]. Quan quân chống không nổi. Khi thế lực lớn dần, Sãi Kế tự xưng là Chiêu Vương, dẫn thuộc hạ đi đánh phá nhiều nơi trong trấn Phiên An ([[Gia Định]]), và quấy nhiễu cả đất [[Campuchia|Cao Miên]].
Tổng trấn Gia Định Thành lúc bấy giờ là [[Lê Văn Duyệt]], liền sai [[Huỳnh Công Lý]], sau lại cử thêm Nguyễn Văn Tri, Nguyễn Văn Thoại mới đánh dẹp được. Sãi Kế bị chém chết tại trận (lược theo Nguyễn Văn Hầu, tr. 164-165).</ref>, không rõ lai lịch).
*Năm [[1827]]: Lập đội quân Châu Đốc để phòng giữ [[Châu Đốc]], lập đội quân An Hải để phòng giữ [[Hà Tiên]]. Cũng trong năm này, ông đã có chuyến về thăm quê hương là làng An Hải. Trong những ngày ở quê, ông đã cho lập lại chợ An Hải, đồng thời phụng cúng tiền của để xây dựng đình, chùa của làng. Đi ghi nhớ công lao, dân làng đã tôn vinh ông là hậu hiền <ref>Theo Bùi Xuân, ''Kỷ yếu'', tr. 167.</ref>.
Dòng 43:
 
===Mất===
Nguyễn Văn Thoại mất vì bệnh tại nhiệm sở Châu Đốc vào ngày 6 [[tháng sáu|tháng 6]] ([[âm lịch]]) năm [[Kỷ Sửu]] ([[1829]]), hưởng thọ 68 tuổi <ref>Thông tin thêm: Thoại Ngọc Hầu mất trong thành Bảo hộ tức thành [[Châu Đốc]], nằm ở vị trí ngã ba sông Châu Đốc (cồn Tiên lúc bấy giờ chưa được bồi). Sau mấy lần đổi chủ, tòa thành xưa đã không còn. Thời Pháp-Mỹ, khu quân sự này còn được gọi là thành CB. Vào khoảng đầu năm [[1970]], khi đào bới để xây dựng công trình mới, người ta đã bắt gặp ở bên dưới nền móng của một tòa thành cổ. Hiện nay, nơi đây là Doanh trại bộ đội Biên Phòng tỉnh An Giang.</ref>. Theo bảng tóm lược của Nguyễn Văn Hầu, trong 52 năm công vụ, Nguyễn Văn Thoại (tức Thoại Ngọc Hầu) đã 7 lần sang [[Xiêm|Xiêm La]], 2 lượt sang [[Lào]] và 11 năm giữ trọng trách bảo hộ [[Campuchia|Cao Miên]] (tức [[Campuchia]] ngày nay)<ref>Theo Nguyễn Văn Hầu, sách đã dẫn, tr.304.</ref>.
 
Ông được an táng trong [[Lăng Thoại Ngọc Hầu|lăng]] tại chân [[núi Sam]]. Mộ ông nằm giữa, hai bên là mộ bà chính thất Châu Thị Tế và mộ bà thứ thất Trương Thị Miệt. Văn bia tại ngôi mộ ông như sau (dịch từ [[chữ Hán]]):
Dòng 52:
Sách ''Đại Nam chánh biên liệt truyện'' (tờ 12b), cho biết sau khi Thoại Ngọc Hầu mất rồi, có một viên chức tên Võ Du ở Hình tào <ref>Hình tào ở đây là cơ quan đại diện của [[bộ Hình]] ở Gia Định Thành (chú thích của GS. Nguyễn Khắc Thuần, Kỷ yếu, tr. 185),</ref>, đứng ra tố cáo ông đã nhũng nhiễu của dân nhiều khoản. Vua [[Minh Mạng]] giao việc nầy cho [[bộ Hình]] tra xét. Sau khi triều đình nghị án, ông bị truy giáng chức tước xuống hàm ngũ phẩm, con trai ông tên Nguyễn Văn Tâm bị lột ấm hàm; tất cả điền sản để lại đều bị tịch thu, phát mãi. Về sau, người ta không biết Văn Tâm đi đâu và làm gì, riêng Nguyễn Văn Minh, con dòng thứ, cam phận sống cảnh dân dã, nghèo nàn.
 
Còn người nghĩa tế (con rể) tên Võ Vĩnh Lộc, cưới con gái nuôi của ông tên (thị) Nghĩa, sau theo [[Lê Văn Khôi]] chống lại triều đình. Khi cuộc nổi dậy bị phá tan, vợ chồng Lộc đều bị bắt, bị giết. Nhà vua chỉ dụ cho [[bộ Hình]] điều tra mối quan hệ giữa Vĩnh Lộc và ông...Thời gian sau mọi việc được phơi bày, ông không dính líu gì với người con rể trong [[Cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi|sự biến tại thành Phiên An]], còn Võ Du thì phạm tội tố cáo gian, bị cách chức đày đi [[Cam Lộ (huyện)|Cam Lộ]] ([[Quảng Trị]]). Nhưng theo ''[[Đại Nam thực lục]]'' thì vua Minh Mạng đã phán rằng: ''Nguyễn Văn Thụy dẫu không can vào việc này, nhưng sai dân Phiên ([[Campuchia|Cao Miên]]) làm việc riêng, sửa mộ đắp đường, cũng đáng tội, vậy cứ chuẩn y nguyên án''<ref>''Đại Nam thực lục'' (quyển 3), phần ''Thực lục về Thánh tổ Nhân hoàng đế'', Đệ nhị kỷ. Nhà xuất bản Giáo Dục, 2007, trang 320.</ref>.
 
Mãi đến ngày 25 [[tháng bảy|tháng 7]] năm [[Giáp Tý]] ([[1924]]), vua [[Khải Định]] mới xét và chính thức truy phong ông Thoại làm ''Đoan Tức Dực Bảo Trung Hưng Tôn Thần''. Tính đến ngày ấy, nỗi oan mà anh linh Thoại Ngọc Hầu và con cháu ông gánh chịu đã hơn 90 năm <ref>Ngày 15 [[tháng tám|tháng 8]] ([[âm lịch]]) năm [[Bảo Đại]] thứ 18 ([[1943]]), lại gia phong cho ông làm ''Quang Ý Dực Bảo Trung Hưng Trung Đẳng thần''. Tờ sắc này hiện được lưu giữ trong đền thờ ông ở [[núi Sập]] (theo Nguyễn Văn Hầu, sách đã dẫn, tr 283).</ref>.
 
Theo phần tổng kết trong cuộc Hội thảo khoa học danh nhân Thoại Ngọc Hầu, thì đây ''“là chuổi âm mưu kéo dài của Minh Mạng nhằm hạ bệ uy tín những công thần có liên quan đến [[Lê Văn Duyệt]]”''<ref>Theo ''Kỷ yếu'', tr. 250.</ref>.
Dòng 61:
'''Châu Thị Tế''' ([[1766]]-[[1826]]) hay '''Châu Thị Vĩnh Tế'''<ref>Thoại Ngọc Hầu gọi bà là Châu Thị Tế. Trong tấm bia mộ, do người con cả tên Nguyễn Văn Lâm lập, cũng ghi tên như thế: "Hoàng Việt, Hiển tỉ mệnh phụ Châu Thị húy Tế, hiệu Nhàn Tĩnh phu nhân, chi mộ" (Hoàng Việt. Mộ của mẹ, bà mệnh phụ họ Châu, tên húy là Tế, tên hiệu là Nhàn Tĩnh phu nhân). Vậy, có thể tạm suy tên gốc của bà là Châu Thị Tế, còn ghép thêm chữ "Vĩnh" là ghi theo dòng họ ''Châu Vĩnh'' của bà. Hiện nay, ''Địa chí An Giang'' (tr.234), ''Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam'' (tr.85) và tên đường phố trong tỉnh đều ghi Châu Thị Tế.</ref>, là vợ chính (chánh thất) của Thoại Ngọc Hầu.
 
Bà sinh ngày Mùi, [[tháng tư|tháng 4]], năm [[Bính Tuất]] ([[1766]])<ref>Ngày sinh này căn cứ theo Nguyễn Văn Hầu. [[Nguyễn Q. Thắng]]-Nguyễn Bá Thế ghi bà sinh ngày Thìn.</ref> tại cù lao Dài (cù lao Năm Thôn), thuộc xã Qưới Thiện, huyện [[Vũng Liêm]], tỉnh [[Vĩnh Long]].
 
Bà là trưởng nữ của ông Châu Huy (có sách chép là Châu Vĩnh Huy)<ref>Theo ''Tự điển nhân vật lịch sử Việt Nam'', tr. 85.</ref> và bà Đỗ Thị Toán. Có lời đồn đại bà là [[người Khmer]], nhưng không có chứng cứ. Trong phần tổng kết cuộc ''Hội thảo khoa học danh nhân Thoại Ngọc Hầu'' ([[An Giang]], [[1999]]) đã khẳng định bà là [[người Việt]] <ref>''Kỷ yếu'', tr. 250.</ref>.
Dòng 74:
 
Và trong bia Phụng đặc tứ danh ''Vĩnh Tế Sơn bia ký'' (Bia chép núi Vĩnh Tế do vua đặc biệt ban tên), gọi tắt là ''bia Vĩnh Tế Sơn'' có đoạn do chồng bà soạn, và ông đã dành cho vợ những lời lẽ tốt đẹp như sau:
:''...Năm trước đây, thần phụng mạng xem sóc việc đào [[kênh Thoại Hà|kênh Đông Xuyên]], vua đã lấy danh tước thần nêu lên bên bờ kênh [[núi Sập]] mà đặt tên núi Thoại (tức [[Thoại Sơn, An Giang|Thoại Sơn]]). Đến nay, hoàng ân lại xét đến lòng thần, cho là biết tề gia hợp hòa khí, lại hạ cố đến vợ thần là Châu Thị Tế, có chút công lao, nên xuống lệnh ban cho tên [[núi Sam]] là Vĩnh Tế Sơn..."''
 
:''Tú tài [[Trần Hữu Thường]], dịch thơ:''
:''...Họ Châu tên Tế vợ tôi,''
:''Noi bà Thái Dĩ<ref>Thái Dĩ cũng đọc là Thái Tỷ, vợ [[Cơ Xương|Chu Văn Vương]] ([[nhà Chu]]). Bà có công giúp chồng, đức hạnh lan khắp nơi.</ref> ỷ ôi khuyên chồng.''
:''Thờ trên siêng gắng một lòng,''
:''Cũng nhờ chút giúp sửa xong nghĩa đời.''
Dòng 92:
==Người Việt ghi công==
[[Tập tin:Tượng Thoại Ngọc Hầu tại Núi Sập.jpg|nhỏ|phải|200px|Tượng Thoại Ngọc Hầu cao hơn 10m tại Hồ Ông Thoại.]]
Thoại Ngọc Hầu và Châu Thị Tế được nhiều người dân ở [[An Giang]] cảm mến, nhớ ơn. Ở huyện [[Thoại Sơn, An Giang|Thoại Sơn]], ngoài đền thờ, bia đá còn có khu du lịch mang tên ''Hồ Ông Thoại''. Tại chân núi Sam, có một làng mang tên Vĩnh Tế. ''Hai tiếng Vĩnh Tế đời biểu lộ sự nhớ ơn của nhân dân đối với ông bà Bảo hộ Thoại...''<ref>Nguyễn Văn Hầu, sách đã dẫn, tr.252.</ref>.
 
Nơi ấy, còn có các câu ca dao:
Dòng 108:
:''Dựng làng, mở cõi nắng mưa dãi dầu <ref>Theo ''Kỷ yếu'', tr. 221.</ref>.
 
Tên Thoại Ngọc Hầu được dùng để đặt tên cho một đường phố lớn, một trường ''trung học chuyên'' tại tỉnh An Giang. Ở phường Phú Thạnh, [[tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh|quận Tân Phú]], [[Thành phố Hồ Chí Minh]] cũng có một con đường mang tên ông. Tên Châu Thị Tế cũng được chọn, để đặt tên cho một con đường tại thành phố [[Long Xuyên]].
 
Đền và khu mộ (gồm mộ: Thoại Ngọc Hầu, Châu Thị Tế và Trương Thị Thiệt), gọi chung là ''Sơn lăng'', tọa lạc ở chân [[núi Sam]] (Châu Đốc), đã được liệt vào hạng ''di tích lịch sử cấp quốc gia'' vào ngày 4 [[tháng mười hai|tháng 12]] năm [[1997]].
 
Ngày 25 [[tháng bảy|tháng 7]] năm [[2009]] tại thị xã [[Châu Đốc]], Hội khoa học Lịch sử Việt Nam, UBND tỉnh [[An Giang]] và UBND [[đà Nẵng|thành phố Đà Nẵng]] đã phối hợp tổ chức cuộc "Hội thảo khoa học danh nhân Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại, nhân kỷ niệm 180 năm ngày mất" (mùng 6 [[tháng sáu|tháng 6]] âl năm [[1828]]-mùng 6 tháng 6 âl năm [[2009]], nhằm ngày 27 [[tháng bảy|tháng 7]] năm 2009). Có 157 đại biểu là các nhà quản lý, nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài tỉnh về tham dự.
 
Kết quả, các tham luận đều khẳng định Thoại Ngọc Hầu có công lao to lớn đối với vùng đất [[Nam Bộ Việt Nam|Nam Bộ]]. Ông là người có tâm và có tầm với cái nhìn chiến lược, có ý chí kiên định và là người tài đức vẹn toàn. Ngoài vai trò là một danh tướng, nhà doanh điền, nhà quản lý hành chánh, nhà văn hóa và ngoại giao giỏi; ông còn là một người con luôn nặng tình với nhân dân, với quê hương, với vợ con và bằng hữu (như việc không muốn đối đầu với [[Trần Quang Diệu]] trong trận chiến [[Cố đô Huế|Phú Xuân]] năm [[1801]]) <ref>Theo ''Kỷ yếu'', tr. 249.</ref>.
 
==Ảnh==
Dòng 121:
Hình:Thoaigiangn.jpg|[[kênh Thoại Hà]], đoạn chảy qua thị trấn Núi Sập.
Image:Kinh Vĩnh Tế.jpg|[[Kênh Vĩnh Tế]], đoạn chảy qua cầu Vĩnh Ngươn ([[Châu Đốc]]).
Hình:LangTNH.jpg|Các mộ: Thoại Ngọc Hầu (giữa), [[Thoại Ngọc Hầu#Chánh thất|Châu Thị Tế]] (trái), Trương Thị Miệt (phải).
</gallery>
 
Dòng 131:
:*[[Lăng Thoại Ngọc Hầu]]
==Sách tham khảo chính==
*[[Nguyễn Văn Hầu]], ''Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền Hậu Giang''. Nhà xuất bản Hương Sen, [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]], sách không ghi năm xuất bản.
*[[Nguyễn Q. Thắng]]-Nguyễn Bá Thế, ''Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam''. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1992.
*Nhiều tác giả, ''Kỷ yếu Hội thảo khoa học danh nhân Thoại Ngọc Hầu'' do Hội khoa học Lịch sử Việt Nam, UBND tỉnh [[An Giang]] và UBND [[đà Nẵng|thành phố Đà Nẵng]] phối hợp tổ chức và ấn hành năm 2009. Trong bài viết tắt là "kỷ yếu".
*Nhiều người soạn, ''Địa chí An Giang'' (tập 2) do UBND tỉnh An Giang tổ chức biên soạn & ấn hành năm 2007.
==Chú thích==