Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thần giáo tự nhiên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 64 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q620629 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
'''Thuyết thần giáo tự nhiên''' là niềm tin rằng có một vị Chúa trời tối thượng đã tạo ra vũ trụ vật chất, và rằng người ta có thể đạt đến các chân lý tôn giáo bằng việc chỉ sử dụng lý tính chứ không phải dựa vào sự mặc khải. Điều này đối lập với [[thuyết duy tín]] (''fideism'') trong nhiều hình thức giáo lý của [[Kitô giáo|Ki-tô giáo]].<ref>[http://www.vatican.va/archive/catechism/p1s1c1.htm#III The knowledge of God according to the Church], ''Vatican.va''.</ref>, [[Hồi giáo]] và [[Do Thái giáo]], thuyết khẳng định rằng các chân lý tôn giáo phụ thuộc vào sự mặc khải từ các kinh sách và lời chứng của những người khác, cũng như dựa vào việc lập luận.
 
Những người theo thuyết thần giáo tự nhiên phủ nhận hầu hết các hiện tượng siêu nhiên (tiên đoán, phép mầu) và có xu hướng khẳng định rằng Chúa trời lập sẵn một kế hoạch cho vũ trụ, và Chúa không thay đổi kế hoạch này bằng cách can thiệp vào các sự kiện trong cuộc sống con người hay tạm ngưng các quy luật tự nhiên của vũ trụ. Những gì mà các tôn giáo có tổ chức coi là [[mặc khải linh thiêng]] và [[kinh Thánh|thánh kinh]] thì những người theo thuyết thần giáo tự nhiên xem là các cách hiểu mà con người tự xây dựng chứ không phải những nguồn tư liệu có căn cứ đáng tin cậy. Những người theo thuyết thần giáo tự nhiên tin rằng quà tặng lớn nhất của Chúa trời cho loài người không phải tôn giáo mà là năng lực lập luận bằng lý tính.
 
Thuyết thần giáo tự nhiên trở nên nổi bật trong các thế kỷ 17 và 18 trong [[Thời kỳ Khai sáng]], đặc biệt tại [[Anh]], [[Pháp]], và [[Hoa Kỳ|Mỹ]], chủ yếu trong số những người lớn lên trong môi trường Ki-tô giáo nhưng thấy mình không thể tin vào [[Ba Ngôi|Chúa Ba Ngôi]], sự thần thánh của [[Giê-su|Jesus]], các phép mầu, hay [[sự tuyệt đối đúng của Kinh thánh]], tuy rằng có đức tin vào [[thuyết độc thần|một vị chúa trời]]<!--không viết hoa "chúa trời" vì không xác định vị nào, xin đừng sửa-->. Ban đầu, chủ thuyết này không hình thành nên những hội đoàn, nhưng theo thời gian, thuyết thần giáo tự nhiên đã dẫn đến sự phát triển của các nhóm tôn giáo khác, chẳng hạn như [[Unitarianism]], nhóm mà sau này phát triển thành [[Unitarian Universalism]]. Thần giáo tự nhiên vẫn tiếp tục cho tới ngày này ở cả hình thức thần giáo tự nhiên cổ điển và thần giáo tự nhiên hiện đại.
<references/>
{{sơ khai}}