Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Albrecht von Roon”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 44:
 
Von Roon có niềm tin sốt sắng vào sự chuyên môn, và các cuộc cải cách để đổi mới quân đội.<ref name="michaelembretrang35">Michael Embree, ''Bismarck's First War: The Campaign of Schleswig & Jutland 1864'', trang 35</ref> Được sự ủng hộ của tướng [[Edwin von Manteuffel]] và Tổng tham mưu trưởng mới của quân đội Phổ là [[Helmuth Karl Bernhard von Moltke|Helmuth von Graf Moltke]], Roon đã soạn thảo các kế hoạch để điều chỉnh hệ thống quân sự do [[Gerhard von Scharnhorst|Scharnhorst]] thiết lập cho phù hợp với bối cảnh hiện thời của nước Phổ.<ref name="roontudienbachkhoa"/> Một phần của các cuộc canh tân của ông là chế độ ''cưỡng bách tòng quân'' trên toàn quốc : theo đó, việc phục vụ dưới các lá quân kỳ bắt buộc phải kéo dài 3 năm, khởi đầu ở độ tuổi 20.<ref name="rogerparkinsontrang139"/> Tiếp theo đó, những [[người lính]] được tuyển mộ sẽ phục vụ lực lượng trừ bị trong vòng 4 năm<ref name="michaelembretrang35"/>, chứ không phải là 2 năm như trước đây nữa.<ref name="rogerparkinsontrang139"/> Và, sau khi mãn hạn trong lực lượng trừ bị, họ sẽ gia nhập lực lượng dân quân, hay nói cách khác là ''[[Landwehr]]''.<ref name="michaelembretrang35"/> Nhờ cải tổ của Roon, các [[trung đoàn]] mới của quân đội Phổ đã được thành lập.<ref name="roontudienbachkhoa"/> Ngoài ra, mặc dù vai trò trong cuộc Chiến tranh Giải phóng năm 1813 của dân quân vẫn còn được ca ngợi trong một huyền thoại mang tính [[dân tộc chủ nghĩa]], Roon tin rằng ''Landwehr'' là một đội ngũ yếu kém về quân sự lẫn chính trị : hạn chế về tính thực tiễn và thiếu sự tinh nhuệ. Vì thế, ông đã cắt giảm vai trò của lực lượng này :<ref name="roontudienbachkhoa"/> việc phục vụ trong đội ngũ dân quân bị giảm từ 7 năm xuống 5 năm, dưới sự giám sát chặt chẽ trong quân đội chính quy, qua đó biến dân quân theo một lực lượng trừ bị hạng hai trên chiến tuyến.<ref name="rogerparkinsontrang139"/> Việc giám sát đối với ''Landwehr'' được thực hiện bởi những người điều khiển các khu vực [[quân đoàn]]<ref> Michael Howard, ''The Franco-Prussian War: The German Invasion of France, 1870-1871'', trang 22</ref>, mà cuộc canh tân của Roon đã phân chia nước Phổ làm 8 khu vực. <ref name="rogerparkinsontrang139"/>
 
Những đề xuất tái cấu trúc quân đội của Roon đã vấp phải sự phản kháng mãnh liệt từ [[Quốc hội Phổ]] (''Preußischer Landtag''), đứng đầu là [[Đảng Tiến bộ Đức|Đảng Tiến bộ]] của những người theo chủ nghĩa tự do, do [[quốc hội]] chủ trương đặt ngân sách quân sự dưới sự kiểm soát của nghị viện. Sau những năm tháng xung đột [[chính trị]], với sự hỗ trợ tận tình của Thủ tướng [[Otto von Bismarck]] và Moltke, Roon cuối cùng đã giành được [[chiến thắng]].
 
== Kỷ niệm ==