Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thương hiệu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
{{chú thích trong bài}}
'''Thương hiệu''' là [[khái niệm]] trong [[người tiêu dùng]] về [[sản phẩm]] với [[dấu hiệu]] của [[nhà sản xuất]] gắn lên mặt, lên [[bao bì]] [[hàng hóa|hàng hoá]] nhằm [[khẳng định]] [[chất lượng]] và [[xuất xứ]] sản phẩm. Thương hiệu thường gắn liền với [[sở hữu|quyền sở hữu]] của nhà sản xuất và thường được uỷ quyền cho người [[đại diện thương mại]] chính thức.
 
Thương hiệu - theo định nghĩa của [[Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới|Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới]] (WIPO): là một dấu hiệu ([[hữu hình]] và [[vô hình]]) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một [[dịch vụ]] nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.
 
Thương hiệu được hiểu là một dạng [[tài sản phi vật chất]]. Lưu ý phân biệt thương hiệu với [[nhãn hiệu]]. Một nhà sản xuất thường được đặc trưng bởi một thương hiệu, nhưng ông ta có thể có nhiều nhãn hiệu hàng hóa khác nhau. Ví dụ, [[Toyota]] là một thương hiệu, nhưng đi kèm theo có rất nhiều nhãn hiệu hàng hóa: Innova, Camry...
Dòng 23:
==Yếu tố cấu thành==
===Phần đọc được===
Bao gồm những yếu tố có thể đọc được, tác động vào thính giác của người nghe như tên công ty, doanh nghiệp (ví dụ như: Gateway, [[:commons:Category:PGrand brand|PGrand]], [[3M]]...), tên sản phẩm ([[:en:State Express 555|555]], [[Coca-Cola]]...), câu khẩu hiệu ([[Khẩu hiệu|Slogan]]) đặc trưng ([[Honda|Tôi yêu Việt Nam]]), đoạn nhạc, hát và các yếu tố phát âm khác.
 
===Phần không đọc được===
Dòng 52:
 
Quản trị Thương hiệu (brand management) được [[Neil McElroy]] (tốt nghiệp [[Đại học Havard]]) khởi lập từ năm 1931 tại [[Procter & Gamble]]. Trong một bảng Memo 3 trang đánh máy hiện vẫn còn lưu giữ, McElroy đã thuyết phục ban lãnh đạo P&G vấn đề quan trọng của việc tập trung quản lý từng đối tượng thương hiệu, hơn là chú ý đến quản trị tổng quan công ty như cách quản trị truyền thống. Neil McElroy cũng đề xuất việc mỗi thương hiệu sản phẩm phải có một nhân sự chuyên trách, tập trung mọi nỗ lực để xây dựng chiến lược và quản trị hiệu quả theo từng brand. Ngoài ra McElroy còn lưu ý việc cạnh tranh giữa các thương hiệu cả đối với bên ngoài và với bên trong mà cụ thể là quan hệ thương hiệu giữa [[Camay]] và Ivory là hai nhãn hiệu của cùng một công ty.
Neil McElroy là người kế nhiệm Deupree trở thành CEO của Procter & Gamble vào năm 1948, và trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vào năm 1957 dưới thời Tổng thống [[Dwight D. Eisenhower|Eisenhower]]. Neil McElroy cũng là chiến lược gia của thời [[chiến tranh Lạnh|chiến tranh lạnh]] cạnh tranh ngành vũ trụ với Liên Xô và nhà hoạch định chiến lược thương hiệu NASA.
 
=nội dung vi phạm bản quyền=
Dòng 65:
 
==Xem thêm==
* [[Quyền tác giả|Bản quyền]]
* [[Sở hữu trí tuệ]]
* [[Nhận biết thương hiệu]]