Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Làng lụa Vạn Phúc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 37:
Theo khảo sát điền dã, niên đại của đình cổ Vạn Phúc ( Tạm gọi như vậy để phân biệt với đình Vạn Phúc ngày nay ) tương đồng với niên đại của đình Hương Canh, Ngọc Canh, Tiên Canh của Thị Trấn Hương Canh tỉnh Vĩnh Phúc. Như vậy có thể thấy trước đây đình được dựng bằng hệ thống khung gỗ to, chỉ có 1 tòa Đại Bái, theo lối nhà sàn như Đình Bảng Bắc Ninh. Cũng theo niên đại có thể thấy đình có 4 mái đao cong, quy mô có thể là 3 gian 2 chái hoặc 5 gian 2 chái(dĩ).Đầu đao đắp Nghê chầu, diềm mái hoa chanh theo lối cổ.
Về nội thất đình nhiều khả năng được chạm rồng theo phong cách nghệ thuật đầu thế kỷ 17, với nhiều đề tài tiên rồng khác nhau.
Vào thời Tự Đức đình được xây dựng lại với kiến trúc khung gỗ truyền thống, mang đậm phong cách nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn.Trước cửa đình có 1 ao vuông, có lan can đá chạy xung quanh, có 2 bức bình phong và 1 bể non bộ rất đẹp. Đình bao gồm tòa Phương đình và Hậu cung. Tòa Phương đình được thiết kế theo lối chồng diêm 2 tầng 8 mái, đao cong có rồng chầu, nghệ thuật chạm khắc đơn giản. Điểm nhấn của tòa Phương đình là một số bức chạm khắc theo phong cách thời Nguyễn, đặc biệt là bức chạm cửa võng gian thờ gồm 9 rồng chầu. Tòa phương đình độc đáo với tầng 2 được nâng cao, có hệ thống con tiện chạy vây quanh để lấy ánh sáng cho Phương đình, hơn thế quanh phương đình không có tường bao ngăn cách nên trong phương đình luôn thoáng mát, đủ ánh sáng. Đôi hạc gỗ cao hiếm thấy cùng với bàn thờ Thành hoàng được chạm trổ tinh xảo, mang đậm phong cách nghệ thuật thời Nguyễn.Ngoài ra Đình còn giữ được đầy đủ bộ đồ tế khí như bát tiên, bát bửu, chấp kích, kiệu bát cống, long đình, nhất là 1 bát hương chạm gỗ độc đáo. Tất cả đều được chạm khắc tinh xảo, mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Hệ cột kèo của đình được bố trí vừa phải, với 3 gian và mặt bằng hình vuông, chạy xung quanh là hàng cột gạch, vừa chắc chắn vừa thẩm mỹ, lại không lo mối mọt do là nơi tiếp xúc nhiều với mưa nắng.Hệ thống câu đối hoàn chỉnh, đầy đủ với nộng dung ca ngợi Thành hoàng làng được treo, đắp ở hầu khắp các cột của đình, trừ hàng cột gạch vây quanh.
Tòa Hậu cung ở phía sau gồm 3 gian, phong cách đơn giản bào trơn đóng bén, xung quanh xây tường gạch dày và cũng được chia thành 2 tầng mái, có hệ thống con tiện lấy ánh sáng. Đặc biệt nơi thờ trong hậu cung được đặt trên tầng lửng theo lối nhà sàn, là dấu vết kiến trúc cổ truyền từ thời Lê trung hưng về trước còn lại.