Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chu sa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
反共 (thảo luận | đóng góp)
→‎Xem thêm: Advertising links
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 32:
}}
 
'''Chu sa''' hay '''thần sa''', '''đan sa''', '''xích đan''', '''cống sa''', là các tên gọi dành cho loại khoáng vật '''cinnabarit''' của [[thủy ngân]] sẵn có trong tự nhiên, có màu đỏ. Thành phần chính của nó là [[thủy ngân (II) sulfua|sulfua thủy ngân (II)]] (HgS).
 
Tên gọi cinnabarit có nguồn gốc từ [[tiếng Hy Lạp]] - "kinnabari" – được [[Theophrastos|Theophrastus]] sử dụng và có lẽ nó được dùng cho một vài loại chất khác nhau. Một số nguồn tài liệu khác lại cho rằng nó có nguồn gốc từ [[tiếng Ba Tư]] ''zinjifrah'', một từ không rõ nguồn gốc. Trong [[latinh|tiếng La tinh]], nó được gọi là ''minium'', nghĩa là "chì đỏ" – một từ vay mượn từ các ngôn ngữ xứ Iberia (chẳng hạn tiếng Basque ''armineá'' ="cinnabarit").
 
== Cấu trúc ==
Dòng 40:
 
== Thuộc tính ==
Chu sa nói chung được tìm thấy trong dạng khối lớn, hột hay giống như đất và có màu từ đỏ son tới đỏ sẫm như [[gạch]]. Tuy nhiên, đôi khi nó cũng xuất hiện dưới dạng các [[tinh thể]] với nước bóng tựa như [[adamantin]] phi kim loại. Chu sa có lưới tinh thể (lưới Bravais) dạng hình hộp mặt thoi và thuộc về hệ thống tinh thể lục lăng, nhóm tam giác. Các tinh thể của nó thông thường phát triển thành khối lớn, mặc dù đôi khi chúng là tạo cặp đôi. Kiểu tạo cặp đôi trong chu sa là đặc biệt và tạo thành cặp đôi thâm nhập được tạo chóp với 6 chóp xung quanh đầu nhọn của hình chóp. Nó có thể coi như là hai tinh thể scalahedral phát triển cùng nhau với một tinh thể đi theo cách đối diện với tinh thể kia. [[Thang độ cứng Mohs|Độ cứng Mohs]] của chu sa là khoảng 2–2,5 còn [[khối lượng riêng|tỷ trọng riêng]] của nó là 8-8,2 g/cm3.
 
Chu sa tương tự như [[thạch anh]] về tính đối xứng và một vài đặc trưng quang học. Giống như thạch anh, nó thể hiện tính [[lưỡng chiết|khúc xạ kép]]. Nó có khả năng [[khúc xạ]] thuộc dạng cao nhất trong số các [[khoáng chất]] đã biết. Nó có [[chiết suất]] trung bình đối với ánh sáng hơi [[natri]] là 3,02, trong khi các chiết suất tương ứng của [[kim cương]], một khoáng chất có khả năng khúc xạ đáng chú ý, là 2,42 và của GaAs là 3,93. Xem thêm [[Danh sách các chiết suất]].
[[Tập tin:cinnabar09.jpg|nhỏ|phải|250px|Quặng chu sa lấy từ Nevada, Hoa Kỳ]]
 
Dòng 48:
Nói chung chu sa có mặt như là một khoáng chất điền vào vân gắn liền với các hoạt động phun trào [[núi lửa]] diễn ra gần đây và các [[suối nước nóng]] kiềm tính.
 
Chu sa được tìm thấy trong mọi khu vực có chứa thủy ngân, đáng chú ý là [[Almadén]] ([[Tây Ban Nha]]); [[New Almaden]] ([[California]]); [[mỏ Hastings]] và [[mỏ St. Johns]], [[Vallejo, California]];<ref>C.Michael Hogan, Marc Papineau và ctv., ''Environmental Assessment of the columbus Parkway Widening between Ascot Parkway and the Northgate Development, Vallejo'', Earth Metrics Inc. Report 7853, California State Clearinghouse, tháng 9 năm 1989</ref> [[Idrija]] ([[Slovenia]]); [[New Idria, California|New Idria]] ([[California]]); [[Landsberg, Rhineland-Palatinate|Landsberg]], gần [[Obermoschel]] tại [[Rheinland-Pfalz]]; [[Ripa]], tại khu vực chân núi [[Apuan Alps]] ([[Toscana|Tuscany]]); dãy núi Avala (Serbia); [[Huancavelica]] ([[Peru]]); [[Terlingua, Texas|Terlingua]] ([[Texas]]) và tỉnh [[Quý Châu]] ở [[Trung Quốc]], nơi mà các tinh thể tinh khiết nhất đã được tìm thấy.
 
Chu sa hiện tại vẫn còn lắng đọng trong các suối nước nóng ở [[Sulphur Bank]], California và [[suối Steamboat, Nevada]].
Dòng 77:
* '''Chu sa màu gan''' là dạng chu sa có chứa tạp chất có tại Idrija ở [[Carniola]], trong đó chu sa bị trộn lẫn với [[bitum]] và các loại đất.
* '''Metacinnabarit''' là dạng màu đen của HgS, trong đó các tinh thể kết tinh thành dạng lập phương.
* Chu sa tổng hợp được sản xuất bằng cách xử lý các muối của thủy ngân hóa trị 2 với [[hydro sulfua|sulfua hiđrô]] (H<sub>2</sub>S) để làm lắng đọng metacinnabarit tổng hợp màu đen, sau đó được đun nóng trong nước. Chuyển hóa này được xúc tác bằng sự có mặt của [[sulfua natri]] (Na<sub>2</sub>S)<ref>Holleman A. F.; Wiberg E. "Inorganic Chemistry" Academic Press: San Diego, 2001. ISBN 0-12-352651-5.</ref>.
 
== Xem thêm ==