Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chòm sao”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 102 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q8928 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
[[Tập tin:Orion_constellation_map.png|nhỏ|300px|[[Lạp Hộ]] (Orion) là một chòm sao đáng chú ý, nó được nhìn thấy từ mọi nơi trên Trái Đất (nhưng không phải quanh năm).]]
 
'''Chòm sao''' là một nhóm các [[sao|ngôi sao]] được người ta nhìn thấy trên [[bầu trời]] về ban đêm là gần nhau theo một hình dạng nhất định nào đó. Trong [[không gian ba chiều]] thì phần lớn các ngôi sao mà con người nhìn thấy là gần nhau thì lại không phải như vậy, chúng có rất ít quan hệ với nhau và có thể cách nhau rất xa. [[Loài người]] trong lịch sử phát triển của mình đã nghĩ ra các [[hình mẫu]] theo trí tưởng tượng để nhóm chúng lại thành các chòm sao.
 
[[Mảng sao]] ([[tiếng Anh]]: ''asterism'') là những chòm sao mà rất nhiều người biết đến nhưng không được các nhà thiên văn hay [[Hiệp hội Thiên văn Quốc tế|Hiệp hội thiên văn quốc tế]] (viết tắt [[IAU]]) công nhận. Trong thuật ngữ của một số ngôn ngữ khác có sự phân biệt rõ ràng hơn trong tiếng Việt về cách gọi của từng trường hợp. Ví dụ: Trong tiếng Anh các chòm sao chính thức gọi là ''constellation'' còn các chòm sao "không chính thức" thì người ta gọi là ''asterism''. Các ví dụ nổi tiếng nhất về chòm sao "không chính thức" trong [[tiếng Anh]] là ''The Plough'' (bắp cày), tại [[Hoa Kỳ|Mỹ]] còn được gọi là ''Big Dipper'', cho chòm sao Gấu lớn/Đại Hùng; ''Little Dipper'' cho chòm sao Gấu nhỏ/Tiểu Hùng...
 
Các ngôi sao trong một chòm sao, nói chung, rất ít khi có các quan hệ về mặt vật lý thiên thể đối với nhau; chúng chỉ xuất hiện cạnh nhau trên bầu trời khi quan sát từ [[Trái Đất]] và thông thường chúng cách xa nhau nhiều [[năm ánh sáng]] trong không gian. Tuy nhiên, có một ngoại lệ đối với [[nhóm chuyển động Đại Hùng]].
 
Việc nhóm các ngôi sao vào các chòm sao về bản chất là một sự [[tùy ý]], và các nền [[văn hóa]] khác nhau có các chòm sao khác nhau, mặc dù một số chòm sao sáng nhất có xu hướng được lặp lại thường xuyên hơn trong các nền văn hóa đó, ví dụ, [[Lạp Hộ]] (Orion) và [[Thiên Hạt (chòm sao)|Thiên Hát]] (Scorpius).
 
[[Hiệp hội Thiên văn Quốc tế|Hiệp hội thiên văn quốc tế]] (IAU) phân chia bầu trời thành 88 chòm sao chính thức với [[ranh giới]] chính xác, làm sao cho mọi [[hướng (định hướng)|hướng]] đều thuộc về chính xác một chòm sao. Trên bầu trời bắc bán cầu, các chòm sao chủ yếu dựa trên các chòm sao truyền thống của người [[Hy Lạp]] cổ đại, được truyền đến nay từ thời [[Trung Cổ|Trung cổ]], và chứa các biểu tượng của [[hoàng Đạo|hoàng đạo]].
 
Các ranh giới chòm sao được [[Eugène Delporte]] thảo ra năm [[1930]], và ông vạch chúng dọc theo các đường thẳng đứng và ngang của [[xích kinh]] và [[xích vĩ]]. Tuy nhiên, ông đã thực hiện điều này cho [[kỷ nguyên (thiên văn học)|kỷ nguyên]] [[B1875.0]], điều này có nghĩa là do [[tiến động|tuế sai]] của các điểm phân thì các ranh giới trên các bản đồ sao hiện đại (ví dụ cho kỷ nguyên [[Kỷ nguyên (thiên văn học)#Năm Julius và J2000|J2000]]) đã bị lệch đi một khoảng nhất định và nó không còn là các đường thẳng đứng hay ngang hoàn hảo nữa. Sự xiên lệch này sẽ tăng lên theo nhiều năm và thế kỷ sắp tới.
 
== Lịch sử các chòm sao ==
:''Bài chính'':[[Danh sách chòm sao|Danh sách các chòm sao]]
Danh sách hiện tại dựa trên các danh sách của nhà thiên văn học [[Đế chếquốc La Mã|La Mã]] là [[PtolemyClaudius Ptolemaeus|Claudius Ptolemy]], là người sống ở [[Alexandria]], [[Lịch sử của người Hy Lạp và Ai Cập La Mã|Ai Cập]]. Lưu ý là nhà thiên văn [[PtolemyClaudius Ptolemaeus|Claudius Ptolemy]], không có quan hệ gì tới các vua của [[Ai Cập]] mà người Hy Lạp gọi là Ptolemy. (Xem thêm [[Nhà Ptolemaios|Triều đại Ptolemy]].)
 
Sau này, theo dòng chảy lịch sử người ta đã bổ sung thêm vào danh sách này để làm đầy các lỗ hổng trong các mô hình của Ptolemy. Người Hy Lạp cho rằng bầu trời bao gồm các chòm sao và các khoảng không lờ mờ giữa chúng. Nhưng các danh mục sao của [[phục Hưng|thời kỳ Phục hưng]] do [[Johann Bayer]] và [[John Flamsteed]] tạo ra đã đòi hỏi mọi ngôi sao phải thuộc về một chòm sao nào đó, và số lượng các ngôi sao có thể nhìn thấy trong chòm sao cần phải nhỏ vừa phải.
 
Mười hai chòm sao trên bầu trời nam bán cầu thì người Hy Lạp đã không thể quan sát được, và chúng đã được các nhà hàng hải người [[Hà Lan]] [[Pieter Dirkszoon Keyser]] và [[Frederick de Houtman]] đưa thêm vào trong [[thế kỷ 16]] và lần đầu tiên được [[Johann Bayer]] lập danh mục.
Dòng 24:
 
== Tên gọi của các ngôi sao ==
Tất cả các tên gọi khoa học của các chòm sao hiện đại là các tên gọi hay các từ [[tiếng Latinh|Latinh]] chính xác, và một số ngôi sao được đặt tên theo [[sở hữu cách]] của chòm sao mà chúng nằm bên trong. Sở hữu cách được tạo ra bằng cách sử dụng các quy tắc thông thường của [[ngữ pháp Latinh]], và đối với các sở hữu cách đặc biệt của ngôn ngữ này thì không thể đoán trước và cần phải ghi nhớ. Một số ví dụ bao gồm: Aries → Arietis; Taurus → Tauri; Gemini → Geminorum; Virgo → Virginis; Libra → Librae; Pisces → Piscium; Lepus → Leporis.
 
Các tên gọi này bao gồm các [[danh pháp Bayer]] như [[Alpha Centauri]], các [[danh pháp Flamsteed]] như [[61 Cygni]], và các [[danh pháp cho sao biến thể]] như [[RR Lyrae]]. Tuy nhiên, nhiều ngôi sao mờ hơn sẽ chỉ có số chỉ định trong danh mục (trong các loại [[danh mục sao]] khác nhau) mà không kết hợp với tên của chòm sao.
Dòng 31:
 
== Xem thêm ==
* [[Danh sách chòm sao|Danh sách các chòm sao]]
* [[Danh sách các chòm sao theo khu vực]]
* [[Chòm_sao_Trung_Quốc_cổ_đại|Chòm sao của người Trung Quốc]]