Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chùa Keo (Thái Bình)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 24:
 
==Nguồn gốc==
Tương truyền, nguyên thủy chùa do [[Thiền sư]] [[Không Lộ|Dương Không Lộ]] xây dựng ở ven [[sông Hồng]] từ năm [[1061]] dưới thời [[Lý Thánh Tông]], tại hương Giao Thủy, phủ Hà Thanh (nay thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh [[Nam Định]]). Ban đầu, chùa có tên là '''Nghiêm Quang tự''', đến năm [[1167]] mới đổi thành '''Thần Quang tự'''. Vì Giao Thủy có tên Nôm là Keo, nên ngôi chùa này cũng được gọi là chùa Keo.
 
Sau gần 500 năm tồn tại, năm [[1611]], nước [[sông Hồng]] lên to, làm ngập làng Giao Thủy, nơi có chùa. Một bộ phận dân cư dời đi nơi khác, lập thành làng Hành Thiện, xây dựng nên ngôi chùa Keo mới, thường được gọi là [[Chùa Keo Hành Thiện|chùa Keo Dưới]] (Keo Hạ) hay [[chùa Keo Hành Thiện]] (nay ở xã Xuân Hồng, huyện [[Xuân Trường]], [[Nam Định]]). Một bộ phận dân cư dời sang tả ngạn sông Hồng, lập làng Dũng Nhuệ trên đất [[Thái Bình]] và cũng dựng lên một ngôi chùa, gọi là chùa Keo Trên (Keo Thượng), chính là ngôi chùa Keo đang nói tới ở đây.
 
Công việc xây dựng ngôi chùa Keo Thượng được bắt đầu từ năm [[1630]] và hoàn thành vào năm [[1632]] theo phong cách kiến trúc thời Lê, nhờ sự vận động của bà Lại Thị Ngọc, vợ Tuần Thọ hầu Hoàng Nhân Dũng và Đông Cung Vương phi Trịnh Thị Ngọc Thọ. Chùa do Cường Dũng hầu Nguyễn Văn Trụ vẽ kiểu, phỏng theo kiến trúc của chùa Keo Hành Thiện. Sau khi xây dựng xong, chùa được trùng tu nhiều lần, vào các năm [[1689]], [[1707]], [[1941]]... Lần trùng tu năm [[1941]], có sự giúp đỡ của [[Viện Viễn Đông Bác cổ|Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp]].
 
==Kiến trúc==
Văn bia và địa bạ chùa Keo còn ghi lại diện tích toàn khu kiến trúc chùa rộng khoảng 58.000 [[mét vuông|m²]], gồm nhiều ngôi nhà làm thành những cụm kiến trúc khác nhau. Hiện nay toàn bộ kiến trúc chùa còn lại 17 công trình gồm 128 gian xây dựng theo kiểu "Nội công ngoại quốc".
 
Từ cột cờ bằng [[gỗ chò]] thẳng tắp cao 25 [[mét|m]] ở ngoài cùng, đi qua một sân lát [[đá]], khách sẽ đến tam quan ngoại, hồ sen, tam quan nội với bộ cánh cửa, cao 2 m, rộng 2,6 m, chạm một ổ rồng với rồng mẹ và rồng con, chầu mặt nguyệt. Nếu đôi cánh cửa ở [[chùa Phổ Minh]] tiêu biểu cho kiến trúc đời [[nhà Trần]] thì đôi cánh cửa chùa Keo tiêu biểu cho kiến trúc đời [[nhà Lê sơ|nhà Lê]].
 
Qua tam quan, đi tiếp vào chùa, gặp ở hai bên 24 gian hành lang là khách hành hương sắm lễ vào Chùa lễ Phật và lễ Thánh.
 
Đi đến phần chùa thờ [[Phật]], gồm ba ngôi nhà nối vào nhau. Ngôi nhà ở ngoài, gọi là chùa Hộ, ngôi nhà ở giữa gọi là ống muống và ngôi nhà trong là Phật điện. Đặc biệt ở đây có tượng [[Tất-đạt-đa Cồ-đàm|Thích Ca]] nhập [[Niết-bàn|Niết bàn]], tượng [[QuanQuán Thế Âm|Bồ Tát Quan Âm Chuẩn Đề]] đặt giữa tượng [[Văn-thù-sư-lợi|Văn Thù Bồ Tát]] và [[Phổ Hiền|Phổ Hiền Bồ Tát]]. Toàn bộ khu thờ Phật của Chùa Keo có gần 100 pho tượng.
 
Chùa ngoài thờ Phật, còn thờ [[Không Lộ]] - [[Lý Quốc Sư]]. Toàn bộ công trình đều làm bằng [[gỗ lim]] và là nơi được các nghệ nhân điêu khắc thời [[nhà Hậu Lê]] chạm khắc rất tinh xảo.