Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chủ nghĩa Keynes”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Bình Giang (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
'''Chủ nghĩa Keynes''' trong [[kinh tế học]] là hệ thống các tư tưởng và học thuyết kinh tế của các trường phái: [[kinh tế học vĩ mô Keynes|kinh tế học Keynes chính thống]], [[trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp|kinh tế học vĩ mô tổng hợp]] và [[kinh tế học Keynes mới]].
 
Chủ nghĩa Keynes, do [[nhà kinh tế học]] lỗi lạc [[người Anh]] [[John Maynard Keynes]] đặt nền móng với tác phẩm “Lý luận chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ” (1939), được một số nhà kinh tế học ở [[Đại học Cambridge]] (Anh) tiếp tục. [[John Richard Hicks|Hicks]] và [[Roy Forbes Harrod|Harrod]] (đều là người Anh) là hai trong số những người đầu tiên cố gắng mô hình hóa các lý luận của Keynes. Hicks cũng là người đã lồng ghép một số tư tưởng và phương pháp của kinh tế học cổ điển vào với lý luận của Keynes. Việc này sau đó được một số nhà kinh tế học ở Mỹ, tiêu biểu là [[Paul Anthony Samuelson|Samuelson]], [[James Tobin|Tobin]], [[Franco Modigliani|Modigliani]], tiếp tục tạo nên [[trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp]] được trọng dụng ở [[các nước phương Tây]]. Cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970, [[chủ nghĩa kinh tế tự do mới]] đã bắt đầu phê phán mạnh mẽ các lý luận của chủ nghĩa Keynes. Vào thập niên 1980, một số nhà kinh tế học trẻ trong đó có [[Joseph E. Stiglitz|Stiglitz]], [[Gregory N. Mankiw|Mankiw]], đã cố gắng đưa ra những cơ sở [[kinh tế học vi mô]] cho chủ nghĩa Keynes.
 
Chủ nghĩa Keynes đề cao vai trò của nhà nước trong quản lý nền kinh tế vĩ mô, coi chính sách quản lý [[tổng cầu]] là phương tiện để ổn định nền kinh tế vĩ mô và đạt được [[tăng trưởng kinh tế]].