Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bắc Tề Phế Đế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “{{Thông tin nhân vật hoàng gia | tên = Bắc Tề Phế Đế | tước vị = Hoàng đế Trung Hoa | thêm = china | hình …”
 
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 36:
Năm 547, Cao Hoan qua đời, và Cao Trừng trở thành người cai quản trên thực tế của Đông Ngụy, nắm giữ triều chính, và ngáy sau đó ông ta đã tính đến chuyện tiếm vị [[Đông Ngụy Hiếu Tĩnh Đế]]. Tuy nhiên, trong khi đang chuẩn bị hành động thì ông ta bị đầu bếp [[Lan Kinh]] sát hại vào năm 549. Sau khi Cao Trừng qua đời, do là con thứ của Cao Hoan, Cao Dương đã nắm lấy quyền kiểm soát triều đình Đông Ngụy. Năm 550, khi đang mang tước hiệu Tề vương, Cao Dương đã được Hiếu Tĩnh Đế [[thiện nhượng|ngoại thiện]] và trở thành Văn Tuyên Đế, triều Đông Ngụy kết thúc và mở ra triều Bắc Tề. Mặc dù vấp phải sự phản đối của một số đại thần do bà là người Hán, Văn Tuyên Đế đã lập chính thất Lý Tổ Nga làm hoàng hậu và lập Cao Ân làm hoàng thái tử.
 
Khi còn nhỏ, Cao Ân được đánh giá là một đứa trẻ thông minh và chu đáo. Như khi tổ chức yến tiệc ở Bắc cung, ông muốn mời các anh em họ hàng, song đã không mời con trai của Cao Trừng là [[Cao Hiếu Uyển]] (高孝琬) do Cao Trừng đã qua đời ở Bắc cung, và ông không muốn Cao Hiếu Uyển phải dự tiệc tại nơi phụ thân qua đời. Trong một chuyện khác về ông được nói đến trong ''[[Bắc Tề thư]]'', Cao Ân đã rất cảm kích trước "tính đạo đức" của một vị quan tên là [[Hứa Tán Sầu]] (許散愁) và đã ban thưởng cho Hứa một lượng lớn lụa. (Nó cũng có thể là một câu chuyện nhằm ngầm khen ngợi kín đáo về "tính đạo đức" của bản thân Cao Vân, trong khi phụ thân và các bá thúc của ông là những người "tính lạm giao")
 
Tuy nhiên, Văn Tuyên Đế là người có tư tưởng bạo lực và quân sự và không chuộng lối suy nghĩ của người Hán, ông ta cảm thấy rằng Cao Ân quá nhu mì và tính đến việc phế truất Cao Ân. Văn Tuyên Đế thường đích thân hành hình các tù nhân đã bị kết tội ngay trong cung, và trong một lần, ông ta lệnh cho Cao Vân phải tiến hành việc hành hình. Văn Tuyên Đế đã giận dữ khi Cao Vân không thể tự làm được điều này, và đã đánh đập con trai bằng cán của một chiếc roi da. Sau lần đó, Cao Ân đã bị một chứng bệnh khủng hoảng tinh thần, nhiều khi không thể nói hoặc hành xử một cách bất thường. Trong nhiều lần Văn Tuyên Đế say rượu, ông đã tuyên bố rằng cuối cùng sẽ trao lại ngai vàng cho thúc phụ của Cao Ân và Thường Sơn vương Cao Diễn, tiếp tục gây nên vấn đề về việc kế vị.
 
Vào mùa thu năm 559, Văn Tuyên Đế bị mặc một căn bệnh nặng và các sử gia tin rằng có nguyên nhân từ việc nghiện rượu. Ông ta nói với Lý hoàng hậu: "Một con người sẽ sinh rồi tử, nên không có gì phải hối tiếc, song con trai Cao Ân của chúng ta còn quá trẻ, và người khác sẽ đoạt lấy ngai vàng của nó." Ông ta nói với Cao Diễn: "Hãy tiếptiến lên và đoạt lấy ngai vàng, song đừng giết nó!" Tuy nhiên, Văn Tuyên Đế đã không thay đổi thứ tự kế vị, và sau khi ông ta băng hà, Cao Ân đăng cơ kế vị.
 
== Tham khảo==