Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiểu thuyết”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 100 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q8261 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
{{1000 bài cơ bản}}{{Văn học}}
 
'''Tiểu thuyết''' là một thể loại văn xuôi có [[hư cấu]], thông qua [[nhân vật]], hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh [[xã hội]] rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống [[loài người|con người]], biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ [[văn xuôi]] theo những chủ đề xác định.
 
Trong một cách hiểu khác, nhận định của Belinski: "tiểu thuyết là sử thi của đời tư" chỉ ra khái quát nhất về một dạng thức tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận của một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó. Sự trần thuật ở đây được khai triển trong [[không gian nghệ thuật|không gian]] và [[thời gian nghệ thuật]] đến mức đủ để truyền đạt cơ cấu của nhân cách<ref>Mục từ ''Tiểu thuyết'' trong cuốn ''150 thuật ngữ văn học'', Lại Nguyên Ân biên soạn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, in lần thứ 2 có sửa đổi bổ sung. H. 2003. Trang 326.</ref>.
 
== Tên gọi thể loại ==
Trong văn học phương Đông, [[danh từ]] tiểu thuyết xuất hiện khá sớm nhằm phân biệt với hai thể loại cơ bản khác là [[đại thuyết]] và [[trung thuyết]]. Đại thuyết là kinh sách của các thánh nhân viết như [[Kinh Thư]], [[Kinh Thi]] của [[Khổng Tử]], đó là loại sách mang nặng tính [[triết học]], gần như chân lý, kiểu khuôn vàng thước ngọc và rất khó đọc. Trung thuyết do các hiền sư, sử gia thực hiện như [[Sử Ký (định hướng)|Sử ký]] của [[Tư Mã Thiên]]. Còn tiểu thuyết, vốn chỉ những chuyện vụn vặt, đời thường. Những chuyện ấy cùng với [[truyện cổ tích|cổ tích]], [[ngụ ngôn]] là những mầm mống của tiểu thuyết phương Đông. [[Thủy hử|Thuỷ Hử]] và [[Hồng lâu mộng|Hồng Lâu Mộng]] là một trong những số đó.
 
Theo quan niệm trước đây, đặc biệt là quan niệm của [[Trung Quốc]] và [[Nhật Bản]], tiểu thuyết bao gồm có hai loại chính là [[tiểu thuyết đoản thiên]] hay truyện ngắn, thậm chí là "vi hình tiểu thuyết" (truyện cực ngắn, truyện siêu ngắn) hay "truyện trong lòng bàn tay"<ref>Tanagokoro no shōsetsu (掌の小説) chỉ thể loại truyện cực ngắn “trong lòng bàn tay” theo cách gọi của [[Kawabata Yasunari]]. Độc giả thường biết đến những tác phẩm này dưới tên gọi Tenohira no shōsetsu (手の平の小説).</ref>) và [[tiểu thuyết trường thiên]] (truyện dài). Tuy nhiên hiện nay, ở Việt Nam, khi nói đến tiểu thuyết, độc giả thường hiểu đó là tác phẩm truyện dài.
Dòng 19:
=== Châu Á ===
[[Tập tin:Genji emaki 01003 001.jpg|nhỏ|250px|Một trang [[kana]] chép tay ''Truyện kể Genji'' từ hậu kỳ Heian, thế kỷ thứ 12]]
Ở Trung Quốc tiểu thuyết xuất hiện rất sớm, vào thời kỳ Ngụy-Tấn (thế kỷ 3-4) tiểu thuyết đã manh nha dưới dạng những tác phẩm [[chi quái]], [[chi nhân]]. Sang đời [[nhà Đường]] xuất hiện thể loại [[truyền kỳ]], [[nhà Tống|đời Tống]] lại có thêm dạng [[thoại bản]], tất cả đều có thể coi là tiền thân của tiểu thuyết theo nghĩa hiện đại. Từ đời [[Minh]] văn học Trung Quốc nói chung và văn xuôi Trung Quốc nói riêng phát triển rực rỡ với những pho tiểu thuyết chương hồi nổi tiếng như [[Tam quốc diễn nghĩa]] của [[La Quán Trung]], [[Thủy hử]] của [[Thi Nại Am]], [[Tây du ký]] của [[Ngô Thừa Ân]], [[Kim Bình Mai]] của [[Tiếu Tiếu Sinh]] v.v. Đời [[Thanh]] bước phát triển của tiểu thuyết chương hồi đã tới thời điểm hoàng kim qua hàng loạt danh tác như [[Nho lâm ngoại sử|Chuyện làng Nho]] (Nho lâm ngoại sử) của [[Ngô Kính Tử]], [[Hồng lâu mộng|Hồng Lâu Mộng]] của [[Tào Tuyết Cần]]. Thời hiện đại tiểu thuyết Trung Quốc vượt thoát những thể loại truyền thống, ảnh hưởng lớn từ các trào lưu văn học phương Tây đương thời với sáng tác của các tác gia như [[Lỗ Tấn]], [[Giả Bình Ao]], [[Mạc Ngôn]] v.v.
 
Tại Nhật Bản, vượt qua [[sử Ký (định hướng)|sử ký]], [[tùy bút]] và [[nhật ký]], hình thức sơ khai của tiểu thuyết đã xuất hiện từ những thế kỷ thứ 6-8, ban đầu là sự tập hợp thành chương những bài ca [[ballad]], truyện kể do các [[pháp sư]] mù gảy đàn [[biwa]] lưu truyền khắp đảo quốc. Cùng với những sáng tạo khởi đầu là [[Takatori monogatari]], tiểu thuyết Nhật Bản, mà hình thức của thể loại được gọi bằng tên [[monogatari]], đi được một nửa chặng đường đến [[Ise monogatari]] và đạt đỉnh cao với [[Truyện kể Genji|Genji monogatari]]. Genji monogatari trở thành ngôi sao băng chói sáng của văn chương cổ điển Nhật Bản, được đánh giá là tiểu thuyết theo nghĩa hiện đại đầu tiên của nhân loại, mà rất nhiều thế kỷ về sau với [[Sagoromo monogatari]], [[Yowa no nezame]], [[Hamamatsu Chūnagon monogatari]], [[Torikaebaya monogatari]], [[văn học Nhật Bản]] vẫn không thể sản sinh được một tác phẩm tự sự nào có được vị trí và giá trị của nó. Từ thế kỷ 19 khi [[xã hội Nhật Bản]] không ngừng hướng theo mô hình phương Tây, những tác phẩm nổi tiếng của thể loại tiểu thuyết phương Tây đương thời được [[dịch thuật]] hoặc [[phóng tác]] tràn lan trong thời Minh Trị đã phát triển tiểu thuyết Nhật Bản theo những [[khuynh hướng sáng tác]] hiện đại, và những tiểu thuyết tiền-hiện đại đầu tiên có dạng thức tự thuật, còn gọi là "tâm cảnh tiểu thuyết", vào cuối thời [[Minh Trị (định hướng)|Minh Trị]].
 
=== Phương Tây ===
Dòng 34:
 
=== Việt Nam ===
Ở Việt Nam tiểu thuyết xuất hiện khá muộn, tuy những sáng tác văn xuôi cổ như [[Việt điện u linh tập|Việt điện u linh]], [[Lĩnh Nam chích quái]], [[Thánh Tông di thảo]], [[Truyền kỳ mạn lục]], [[Truyền kỳ tân phả]] thế kỷ 14-16 đã đặt những nền móng sơ khai cho tư duy thể loại, thông qua tiến trình từ sự ghi chép các yếu tố [[truyền thuyết]], [[thần thoại]], [[truyện cổ tích|cổ tích]] đến giai đoạn phản ánh những chuyện đời thường. Thế kỷ 18 cho thấy sự nở rộ thể loại tự sự với các tác phẩm như [[Thượng kinh ký sự]] (ký) của [[Hải Thượng Lãn Ông|Lê Hữu Trác]], [[Vũ trung tùy bút]] (tùy bút) của [[Phạm Đình Hổ]] và đặc biệt là [[Hoàng Lê nhất thống chí]], tác phẩm xuất hiện với tầm vóc tiểu thuyết, là pho tiểu thuyết lịch sử đầu tiên của Việt Nam có giá trị văn học đặc sắc. ''Hoàng Lê nhất thống chí'' tái hiện một cách sống động bức tranh xã hội rộng lớn thời vua Lê, chúa Trịnh thông qua kết cấu chương hồi tương tự tiểu thuyết thời Minh-Thanh tại Trung Hoa. Yếu tố đời tư và mạch tự sự trong các truyện [[Chữ Nôm|Nôm]] khuyết danh và hữu danh đương thời như [[Hoa tiên]], [[Nhị độ mai]], [[Phạm Công Cúc Hoa]], [[Phạm Tải Ngọc Hoa]] và [[Truyện Kiều]] cũng ít nhiều góp phần thúc đẩy sự phát triển của thể loại.
 
Tuy nhiên, phải đến những năm 30 của thế kỷ 20 văn học Việt Nam mới xuất hiện tiểu thuyết với đầy đủ tính chất của thể loại hiện đại. Cùng [[thơ mới|phong trào Thơ Mới]], tiểu thuyết hiện đại Việt Nam 1930-1945 có những bước tiến vượt bậc và thành tựu lớn với hai khuynh hướng sáng tác: những cây bút nổi tiếng của T[[ự Lực văn đoàn]], những người đã thúc đẩy sự hình thành thể loại như [[Nguyễn Tường Tam|Nhất Linh]], [[Khái Hưng]], [[Thạch Lam]]; và những nhà văn [[hiện thực phê phán]] như [[Ngô Tất Tố]], [[Nam Cao]], [[Vũ Trọng Phụng]], [[Nguyễn Công Hoan]], [[Nguyên Hồng]].
 
Trong 2 cuộc chiến tranh vệ quốc (chống Pháp và chống Mỹ), đội ngũ các nhà tiểu thuyết Việt Nam đã ngày càng đông đảo ([[Nguyễn Huy Tưởng]], [[Tô Hoài]], [[Nguyễn Đình Thi]], [[Nguyễn Khải]], [[Nguyễn Minh Châu]], [[Nguyên Ngọc]]). Ít nhiều tiểu thuyết Việt Nam có thành tựu tiệm cận với thể loại tiểu thuyết-sử thi vốn mang đề tài hoành tráng và dung lượng đồ sộ, mà một trong số đó là [[Vỡ bờ]] của Nguyễn Đình Thi. Sau 1986, lịch sử tiểu thuyết Việt Nam sang trang mới với những sáng tác của [[Ma Văn Kháng]], [[Lê Lựu]], [[Bảo Ninh]], [[Nguyễn Huy Thiệp]], có nội dung sâu sắc hơn về thân phận con người và hình thức có dấu hiệu manh nha hệ hình [[văn học hậu hiện đại|văn chương hậu hiện đại]].
Dòng 68:
 
=== Hư cấu nghệ thuật ===
''Hư cấu nghệ thuật'' cũng được coi là một đặc trưng của thể loại, là một thao tác nghệ thuật không thể thiếu trong tư duy sáng tạo của tiểu thuyết. Hư cấu cho phép tác phẩm tái hiện những thời đại lịch sử phát triển trong câu chuyện hư cấu, không hiện thực như [[lịch sử|sử học]], và những nhân vật hoàn toàn không bị lệ thuộc bởi nguyên mẫu ngoài đời như những tác phẩm thuộc thể [[ký]]. Trong vô vàn những gương mặt đời thường và giữa muôn ngàn biến cố của lịch sử, nhà văn khi trước tác một tác phẩm tiểu thuyết đã thực hiện những biện pháp nghệ thuật đồng hóa và tái hiện bức tranh đời sống bằng phương thức chọn lọc, tổng hợp và sáng tạo. Khi đó, hư cấu nghệ thuật, đối với tiểu thuyết đã trở thành yếu tố bộc lộ rõ rệt phẩm chất sáng tạo dồi dào của nhà văn.
 
=== Tính đa dạng về sắc độ thẩm mỹ ===
''Tính đa dạng về màu sắc thẩm mỹ'' cũng là một đặc trưng tiêu biểu của thể loại. Các [[thể loại văn học]] khác thường chỉ tiếp nhận một sắc thái thẩm mỹ nào đó để tạo nên âm hưởng của toàn bộ tác phẩm, như [[bi kịch]] là [[cái cao cả]], [[hài kịch]] là [[cái thấp hèn]], [[thơ]] là [[đẹp|cái đẹp]] và cái lý tưởng. Ở tiểu thuyết không diễn ra quá trình chọn lựa màu sắc thẩm mỹ khi tiếp nhận hiện thực mà nội dung của nó thể hiện sự pha trộn, chuyển hóa lẫn nhau của các sắc độ thẩm mỹ khác nhau: cái cao cả bên cái thấp hèn, cái đẹp bên [[cái xấu]], [[cái thiện]] lẫn [[cái ác]], cái bi bên cạnh cái hài v.v.
 
=== Bản chất tổng hợp ===
Ở phương diện cuối cùng, tiểu thuyết là một thể loại mang ''bản chất tổng hợp''. Nó có thể dung nạp thông qua [[ngôn từ nghệ thuật]] những [[phong cách nghệ thuật]] của các [[thể loại văn học]] khác như [[thơ]] (những rung động tinh tế), [[kịch]] (xung đột xã hội), [[ký]] (hiện thực đời sống); các thủ pháp nghệ thuật của những loại hình ngoại biên như [[hội họa]] (màu sắc), [[âm nhạc]] (thanh âm), [[điêu khắc]] (sự cân xứng, chi tiết), [[điện ảnh]] (khả năng liên kết các bức màn hiện thực); và thậm chí cả các bộ môn khoa học khác như [[tâm lý học]], [[phân tâm học]], [[luân lý học|đạo đức học]] và các bộ môn khoa học tự nhiên, khoa học viễn tưởng khác. v.v. Nhiều thiên tài nghệ thuật đã định hình phong cách từ khả năng tổng hợp này của thể loại, như Tolstoi với tiểu thuyết-sử thi, Dostoevski với thể loại tiểu thuyết-kịch, Solokhov với tiểu thuyết anh hùng ca-trữ tình, Roman Roland với tiểu thuyết-giao hưởng v.v.
 
== Loại và thể ==
Dòng 85:
* [[Tiểu thuyết truyền kỳ]] thịnh hành thời [[Đường]], [[Tống]], [[Nguyên]], [[Minh]], như ''[[Cổ kính ký]]'', ''[[Bạch Viên truyện]]'', ''[[Tiễn đăng tân thoại]]'', ''[[Ngu sơ tân chí]]''.
* [[Tiểu thuyết thoại bản]] đời Tống, Nguyên, Minh, tiêu biểu là các tác phẩm của [[Phùng Mộng Long]], [[Lăng Mông Sơ]].
* [[Tiểu thuyết chương hồi]]: những tiểu thuyết trường thiên bao gồm nhiều hồi, đầu mỗi hồi có "hồi mục", là một hoặc hai câu thất ngôn dự báo tình tiết chính của hồi, mỗi hồi viết về một sự kiện chủ yếu và kết thúc hồi có lời dẫn dắt đến hồi tiếp. Căn cứ theo dung lượng có thể chia tiểu thuyết chương hồi thành loại lớn (trên 100 hồi) và loại nhỏ (khoảng 2-3 chục chương hồi trở lại). Loại lớn thường bao gồm [[tiểu thuyết diễn nghĩa lịch sử]] như ''[[Tam quốc diễn nghĩa]]'', ''[[Đông Chu liệt quốc]]''; [[tiểu thuyết truyền kỳ anh hùng]] như ''[[Thủy hử]]''; [[tiểu thuyết thần ma]] như ''[[Tây du ký]]''; [[tiểu thuyết tình đời]] như ''[[Kim Bình Mai]]'', ''[[Hồng lâu mộng|Hồng Lâu Mộng]]''; ''tiểu thuyết châm biếm'' như ''[[Nho lâm ngoại sử|Chuyện làng Nho]]''; [[tiểu thuyết công án]] như ''[[Long đồ công án]]''; [[tiểu thuyết võ hiệp]] như truyện kiếm hiệp, tiền thân của những tác phẩm tiểu thuyết Kim Dung sau này<ref>Nếu những tác phẩm tiểu thuyết kiếm hiệp tiền Kim Dung thường nhấn mạnh "võ" (võ công), thì tiểu thuyết Kim Dung về sau thiên về "hiệp", "tình" và luyện công xuất chưởng.</ref>. Tiểu thuyết chương hồi loại nhỏ có thể bao gồm [[tiểu thuyết tài tử giai nhân]] kể những mối tình của trai gái, thể hiện ước mơ hạnh phúc lứa đôi; [[tiểu thuyết khiển trách]] vạch trần những ung nhọt xã hội như tác phẩm ''[[Quan trường hiện hình ký]]''<ref>Lý Tu Sinh, Triệu Nghĩa Sơn (chủ biên), ''Lịch sử văn học Trung Quốc phân theo thể loại'', Thượng Hải cổ tịch xuất bản, 2001.</ref>.
 
=== Phương Tây ===
Dòng 92:
* [[Tiểu thuyết du đãng]] (picaresque novel): nhân vật trung tâm là những kẻ bợm nghịch xuất thân từ dưới đáy xã hội, thường có óc thông minh, hài hước, hay chơi khăm ông chủ bà chủ. Có thể kể đến tác phẩm ''[[Gil Blas ở Santillanne]]'' của [[Alain-René Lesage]].
* [[Tiểu thuyết đen]] (roman noir), còn gọi là [[tiểu thuyết kinh dị]] (gothic novel): xuất hiện ở [[Anh]] vào cuối thế kỷ 18, với cốt truyện kết hợp các motif kinh dị, cạm bẫy, hồn ma, sức mạnh siêu nhiên với niềm hoài niệm quá vãng. Nhà văn Mỹ [[Edgar Allan Poe]] sau này đã tiếp tục với loại thể tiểu thuyết này trong nhiều tác phẩm của mình.
* [[Tiểu thuyết trinh thám]] (roman detective): nhân vật chính là thám tử, cốt truyện là điều tra [[vụ án]], tình tiết được giữ bí mật cho đến kết thúc tác phẩm. Tiêu biểu là tác phẩm của [[Arthur Conan Doyle|Conan Doyle]].
* [[Tiểu thuyết lịch sử]] (historical novel): lấy nhân vật, sự kiện lịch sử là đề tài, tuy có hư cấu một số nhân vật hay tình tiết phụ nhưng về cơ bản là tôn trọng sự thật lịch sử. ''[[Pie Đại đế]]'' của [[Tolstoi]] thuộc dạng này.
* [[Tiểu thuyết giáo dục]]: học hỏi, kể về quá trình trưởng thành của một con người như ''[[David Corpefil]]'' của [[Dickens]].