Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trương Sĩ Thành”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 8 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q704619 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 34:
}}
 
'''Trương Sĩ Thành''' ({{zh|s=张士诚|t=張士誠|p=Zhāng Shìchéng}}, 1321 – 1367), tự Xác Khanh, tên lúc nhỏ là Cửu Tứ, người Bạch Câu Trường, Hưng Hóa<ref>Nay là [[Khu Dobong|Đạo Phong]], [[Giang Tô]]</ref>, thủ lãnh khởi nghĩa nông dân cuối [[nhà Nguyên|đời Nguyên]]. Bấy giờ có thuyết rằng: “''[[Trần Hữu Lượng]] ác nhất, [[Trương Sĩ Thành]] giàu nhất''” <ref>Phó Lạc Thành, sách đã dẫn</ref>.
 
==Buổi đầu khởi nghĩa==
Dòng 59:
Về mặt kinh tế, Sĩ Thành phái quân đội cùng nông dân đại phương khai khẩn hai nơi đất hoang Nam Viên và Bắc Viên ở ngoài thành Long Bình, rồi miễn giảm 1 năm thuế ruộng cho nông dân; bỏ hết số thuế mà nông dân còn nợ, còn đem số thuế chánh quyền nhà Nguyên đã thu được mà trả lại; đem lương thực và vải vóc của các nhà giàu chia cho dân nghèo và người già. Tại 2 cấp quận, huyện đặt các chức Khuyên nông sứ và Khuyên nông úy, dẫn dắt trăm họ sửa sang thủy lợi, phát triển trồng trọt; nấu chảy tượng Phật của chùa Thừa Thiên để đúc tiền “Thiên Hữu thông bảo”, lưu thông ở khu vực Giang Chiết, giúp ổn định giá cả của khu vực này. Một loạt những biện pháp mà Sĩ Thành thực thi đã giúp kinh tế của khu vực Giang Chiết khôi phục và phát triển, lưu dân các nơi nối nhau quay về quê hương, xây dựng nhà cửa, cầy cấy vườn tược <ref>Lục Trọng Đạt (cháu 5 đời của [[Lục Tú Phu]], trên đường từ [[Sơn Đông]] trở về quê nhà [[Diêm Thành]] vào năm 1358) - '''Lục thị tái tục gia phả''': ''Trương Sĩ Thành khởi binh, chiêu nạp lưu di, an phủ trăm họ, quá nửa lưu dân Diêm Thành về nhà''</ref>.
 
Về mặt văn hóa, Sĩ Thành ở Long Bình thiết lập viện Học Sĩ, mở cửa quán Hoằng Văn, chiêu nạp con em gia đình quan lại, những người thông minh trong dân gian, lương thực và tiền bạc của người nhập học đều do chánh quyền Đại Chu cung cấp. Năm thứ 22, thứ 25, ông trước sau ở khu vực Giang Chiết 2 lần tiến hành Hương thí, lựa chọn một lượng lớn người đọc sách được nhập học; thiết lập quán Lễ Hiền, phần tử tri thức một dải Giang Chiết đến gia nhập, bọn danh sĩ cuối đời Nguyên là [[Thi Nại Am]], [[La Quán Trung]], [[Trần Hầu|Trần Cơ]], [[Trần Duy Tiên]],… <ref>Tào Tấn Kiệt, Chu Bộ Lâu, sách đã dẫn, trang 67</ref> nhận quan chức của Đại Chu.
 
Về mặt quân sự, Sĩ Thành sửa sang các thành [[Vô Tích]], [[Thường Thục]], [[Hồ Châu]] nhằm đề phòng thế lực của Chu Nguyên Chương; xây thêm thành ngoài cho Long Bình, đương thời gọi Long Bình là “thiên hạ đệ nhất kiên thành”.
 
==Đầu hàng triều đình==
Tháng 6 năm 1356, [[Minh Thái Tổ|Chu Nguyên Chương]] phái sứ giả thông hảo với Sĩ Thành. Ông chẳng những cự tuyệt, bắt giữ sứ giả, mà còn phái binh tấn công [[Trấn Giang]] của Nguyên Chương. Ông ta phản ứng mạnh mẽ, không chỉ đánh lui quân địch ở Trấn Giang, mà còn đánh chiếm các nơi [[Thường Châu]], [[Trường Hưng]], [[Giang Âm]], [[Thường Thục]] của Sĩ Thành, bắt sống em ba Sĩ Đức của ông. Lúc này, Phương Quốc Trân (đã đầu hàng nhà Nguyên) đánh chiếm [[Côn Sơn, Tô Châu|Côn Sơn]] và [[Thái Thương]], khiến Sĩ Thành 2 mặt thụ địch. Chánh quyền Đại Chu rơi vào cảnh nguy khốn, lòng người dao động.
 
Tháng 7 năm 1357, Sĩ Đức gởi thư cho Sĩ Thành khuyên anh trai hàng Nguyên, để tìm sự giúp đỡ. Thêm vào những ý kiến tương tự trước đó của bọn thủ hạ, ông quyết định xin hàng triều đình, đổi tên Long Bình trở lại là Bình Giang. Được phong [[Thái uý|Thái úy]], trên dưới nghĩa quân đều được phong thưởng. Từ năm thứ 18 (1358) đến mùa thu năm thứ 20 (1360), ông liên kết với quan quân giao tranh với nghĩa quân của Chu Nguyên Chương ở khu vực Giang Chiết mấy chục trận lớn nhỏ, không phân thắng bại. Đồng thời, nhân lúc quân Tống của [[Hàn Lâm Nhi]] và [[Lưu Phúc Thông]] chia 3 lộ tiến hành bắc phạt, Sĩ Thành đánh chiếm nhiều nơi ở Tô Bắc và Lỗ Nam, mở rộng thế lực đến Tế Ninh.
 
Sĩ Thành trở thành công cụ trấn áp quân đội nông dân của nhà Nguyên. Năm thứ 23 (1363), ông phái Lữ Trân đánh hạ [[An Phong, Thanh Bình|An Phong]], giết chết thủ lãnh quân Khăn đỏ Lưu Phúc Thông. Đến lúc này, Sĩ Thành khống chế một khu vực rộng lớn: nam đến [[Thiệu Hưng]], bắc vượt [[Từ Châu]] đến [[Kim Câu]] thuộc [[Tế Ninh]], tây giáp Nhữ - Dĩnh, Hào - Tứ, đông gặp biển, dài hơn 2000 dặm, có mấy chục vạn giáp binh.
 
Tháng 9, sau nhiều lần thỉnh cầu nhà Nguyên phong vương đều bị cự tuyệt, ông rời bỏ triều đình, tự lập làm Ngô vương.
Dòng 75:
Từ khi tự lập làm vương cho đến lúc diệt vong, Sĩ Thành đắm chìm trong tửu sắc, giao hết mọi việc cho Thừa tướng là em tư Sĩ Tín. Sĩ Tín có vài trăm danh kỹ, lại phó mặc cho Hoàng Kính Phu, Thái Ngạn Văn và Diệp Đức Tân, nhưng cả 3 đều là văn nhân, chỉ quen với chữ nghĩa, chẳng biết gì về chánh sự. Trong dân gian có bài ca dao: “''Thừa tướng làm công việc, chuyên dùng Hoàng Thái Diệp, một sớm gió tây nổi, gốc héo''”.
 
Từ năm thứ 20 (1360), 2 tập đoàn [[Minh Thái Tổ|Chu Nguyên Chương]] – [[Trần Hữu Lượng]] triển khai quyết chiến, nhưng Sĩ Thành vẫn cho rằng có thể giữ được cục diện chia ba chân vạc, không đưa ra hành động nào.
 
==Thất bại nhanh chóng==