Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Bình Giang (thảo luận | đóng góp)
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
'''Kinh tế học vĩ mô tổng hợp''' là một trường phái [[kinh tế học vĩ mô]] dựa trên việc tổng hợp các học thuyết của [[kinh tế học tân cổ điển]] với [[kinh tế học Keynes|kinh tế học vĩ mô Keynes]].
 
==Đặc điểm==
Dòng 5:
 
==Hình thành, phát triển và thoái trào==
Trường phái này hình thành trước tiên ở [[Hoa Kỳ|Mỹ]] vào [[thập niên 1950]], với các đại biểu như [[Paul Samuelson|Paul Anthony Samuelson]], [[James Tobin]] và [[Franco Modigliani]]. Song, chính Hicks là người sử dụng phân tích IS-LM để diễn giải lý luận của [[John Maynard Keynes|Keynes]] dưới hình thức cân bằng tổng thể đã mở đầu trường phái này. Tuy nhiên, phân tích IS-LM mới đầu của Hicks không làm được một việc theo ý Keynes là gắn khu vực kinh tế thực với khu vực tiền tệ. Trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp đã giải quyết được thiếu sót này của Hicks bằng [[đường cong Phillips]]. Đường này cho thấy khi việc làm tăng lên (nghĩa là [[thất nghiệp]] giảm) thì [[lạm phát]] cũng gia tăng.
 
Trường phái đạt đến thời kỳ hoàng kim trong [[thập niên 1960]]. Nó là phái chủ lưu trong tư tưởng kinh tế học vĩ mô lúc đó. Chính quyền [[John FitzgeraldF. Kennedy|Kennedy]] ở Mỹ và chính quyền nhiều nước [[phương Tây]] khác đã tích cực áp dụng học thuyết của trường phái này.
 
Sang [[thập niên 1970]], liên tiếp những cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nổ ra, thất nghiệp và lạm phát cùng gia tăng ([[đình lạm]]). Ngoài ra, [[thâm hụt ngân sách]] và [[cán cân thương mại|thâm hụt thương mại]] xảy ra đồng thời ([[thâm hụt kép]]). Các lý luận của kinh tế học vĩ mô tổng hợp không giải thích nổi những hiện tượng kinh tế nói trên, nên bắt đầu thoái trào.
 
==Tài liệu tham khảo==
Dòng 16:
==Xem thêm==
* [[Kinh tế học vĩ mô]]
* [[Kinh tế học Keynes|Kinh tế học vĩ mô Keynes]]
* [[Kinh tế học tân cổ điển]]
* [[Kinh tế học vĩ mô cổ điển mới]]