Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý Tú Thành tự thuật”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dhgtvt171 (thảo luận | đóng góp)
Dhgtvt171 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 32:
Tháng 11 năm 1957, La Nhĩ Cương viết 2 chương '''Trung vương Lý Tú Thành tự truyện nguyên cảo tiên chứng''' (Những ghi chú đầu tiên về Bản thảo gốc Trung vương Lý Tú Thành tự truyện), Bản đính kèm được đưa vào tác phẩm của chính ông được xuất bản tháng 3 năm 1958 là '''Trung vương tự truyện nguyên cảo khảo chứng dữ luận khảo cứ''' (Luận cứ và khảo chứng về Bản thảo gốc Trung vương tự truyện), NXB Khoa Học. Trong tác phẩm này còn có các bài viết '''Bút tích giám định đích hữu hiệu tính dữ hạn chế tính cử lệ''' (Ví dụ về tính hạn chế và tính hữu hiệu của việc giám định bút tích) và '''Trung vương dụ Lý Chiêu Thọ thư bút tích đích giám định''' (Giám định bút tích thư Trung vương dụ Lý Chiêu Thọ) nhằm phản bác kết luận của Niên Tử Mẫn, Thúc Thế; ngoài ra còn có 2 bài viết '''Trung vương Lý Tú Thành tự truyện nguyên cảo đích chân ngụy vấn đề hòa sử liệu vấn đề''' (Vấn đề sử liệu và vấn đề thật giả của Bản thảo gốc Trung vương Lý Tú Thành tự truyện), một lần nữa khẳng định: Tự thuật là bút tích của Lý Tú Thành.
 
Năm 1960, [[Quách Mạt Nhược]] viết lời tựa cho '''Trung vương Lý Tú Thành tự thuật hiệu bổ bản''' do Trung Hoa Thư Cục xuất bản, cho biết: “Tự thuật mà nhà họ Tằng ở Tương Hương, Hồ Nam cất giữ, do tứ thiếu gia Tằng Chiêu Hoa nắm giữ, (người này) đã mất vì tai nạn máy bay trên đường từ [[Hương Cảng]] đi [[Bangkok]].” Rồi than rằng: “Nguyên cảo nếu được ông ta mang theo bên mình, ắt không còn xuất hiện trên thế gian nữa rồi!” Bản này có 74 tờ, 36100036100 chữ.
 
Năm 1963, chắt của Tằng Quốc Phiên là Tằng Ước Nông thông qua Thế Giới Thư Cục ở [[Đài Loan]] công bố những bức ảnh chụp Lý Tú Thành tự thuật Nguyên cảo. Bản này chỉ có 74 tờ, hơn 33300 chữ, hành văn liên tục, không sang dòng, chia đoạn, chưa có kết thúc. Ngày nay, những bức ảnh này được bảo quản bởi Quốc Lập Cố Cung Bác Vật viện ở Đài Loan.