Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tâm lý bầy đàn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 3 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q2372908 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 2:
 
==Định nghĩa==
Tâm lý bầy đàn là [[từ ghép]] giữa từ "bầy đàn" có nghĩa là một "nhóm động vật" và từ "[[tâm lý học|tâm lý]]" ngụ ý một hoàn cảnh nhất định của [[suy nghĩ]].
 
Tâm lý bầy đàn khác với hành vi bầy đàn, vì hành vi bầy đàn chỉ dùng cho những nhóm [[động vật]], trong khi đó "tâm lý" là một thứ đặc trưng riêng của [[loài người]]. Tâm lý bầy đàn là một phản ứng [[tâm lý học|tâm lý]] gây ra bởi phản ứng [[sợ|sợ hãi]] áp lực lên tâm lý cá nhân làm xuất phát ra hành động để tránh [[cảm giác]] "bị loại ra khỏi nhóm". Tâm lý bầy đàn đôi khi cũng được gọi là tâm lý đám đông.
 
==Lịch sử==
[[file:Crowd outside nyse.jpg|nhỏ|Đám đông tụ tập ở Wall Street sau khi vụ sụp đổ thị trường cổ phiếu năm 1929]]
Tâm lý bầy đàn và [[hành vi bầy đàn]] đã được sử dụng để mô tả hành vi con người từ khi loài người bắt đầu hình thành các [[bộ lạc]], [[di trú]] theo nhóm, và cùng nhau [[trồng trọt]] hay [[thương mại|buôn bán]]. Ý tưởng về một "suy nghĩ theo nhóm" hoặc "hành vi đám đông" lần đầu tiên được nhà [[tâm lý học xã hội]] [[Pháp]] Gabriel tarde và Gustave Le Bon đưa ra vào thế kỷ 19 . Hành vi bầy đàn trong xã hội loài người cũng đã được nghiên cứu bởi [[Sigmund Freud]] và [[Wilfred Trotter]], người đã viết cuốn sách ''Bản năng bầy đàn trong thời bình và thời chiến'' (Herd Instincts in Peace and War) là một tác phẩm kinh điển trong lĩnh vực tâm lý xã hội. Cuốn sách ''Lý thuyết về tầng lớp mới giàu'' (Theory of the Leisure Class ) của nhà xã hội học và kinh tế học [[Thorstein Veblen]] minh họa cách một cá thể bắt chước các thành viên của những nhóm có địa vị xã hội cao hơn mình trong hành vi tiêu dùng của họ. Gần đây, [[Malcolm Gladwell]] trong tác phẩm ''The Tipping Point'', xem xét bằng cách nào mà các yếu tố về [[văn hóa]], [[xã hội]] và [[kinh tế]] hội tụ để tạo ra các xu hướng trong hành vi người tiêu dùng. Trong năm 2004, nhà bình luận [[tài chính]] của tờ [[The New Yorker]], James Suroweicki đã xuất bản tác phẩm ''Trí tuệ đám đông'' (The Wisdom of Crowds).
 
Ở thế kỷ 21, các ngành như [[marketing|tiếp thị]] và [[tài chính học hành vi]] đã nổ lực để nhận dạng và dự đoán các hành vi hợp lý và bất hợp lý của các nhà đầu tư. Bị chi phối bởi các phản ứng cảm xúc như lòng tham và sợ hãi, các nhà đầu tư có thể tham gia mua và bán cổ phiếu một cách điên cuồng, tạo ra những [[bong bóng kinh tế]] và làm sụp đổ [[thị trường chứng khoán]]. Tâm lý bầy đàn xuất hiện ở hầu hết các [[thị trường]] mới nổi thậm chí ngay cả ở các thị trường phát triển thì vẫn có những giai đoạn tồn tại tâm lý bầy đàn. Lịch sử kinh tế thế giới đã chứng kiến nhiều vụ nổ bong bóng và khủng hoảng như [[hội chứng hoa tulip|bong bóng hoa tulip]] (1634-1637), bong bóng South Sea -Anh (1711-1720), khủng hoảng bất động sản Florida- Mỹ (1920-1922), [[Đại khủng hoảng|đại suy thoái thế giới 1929]], [[Khủng hoảng tín dụng Hoa Kỳ|khủng hoảng 1987]], [[Khủng hoảng tài chính châu Á 1997]], [[Khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ 2007-2009|khủng hoảng dotcom]], tất cả đều do tâm lý bầy đàn gây nên.<ref>{{chú thích web|url=http://www.saga.vn/view.aspx?id=2953|title=Tài chính học hành vi- Tâm lý bầy đàn và TTCKVN|date=19/04/2007 03:15 PM}}</ref>
 
==Xem thêm==