Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tĩnh mạch”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 1 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q9609 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
[[Tập tin:Venous valve.png|phải|nhỏ|210px|Tiết diện dọc tĩnh mạch minh họa van giữ cho huyết lưu không bị bơm ngược hướng]]
'''Tĩnh mạch''' hay '''ven''' là mạch máu thuộc [[hệ tuần hoàn]] trong cơ thể, dẫn [[máu]] trở về [[tim]] (đối ngược với [[động mạch]] đưa máu từ tim ra). Thường thì máu trong tĩnh mạch có lượng [[ôxy|ô-xi]] thấp khi đưa máu từ các mô trong cơ thể về tim. Hai ngoại lệ là [[tĩnh mạch rốn]] và [[tĩnh mạch phổi]]. Trong hai trường hợp này máu tĩnh mạch có lượng dưỡng khí cao.
 
== Cấu trúc tĩnh mạch ==
Tĩnh mạch có dạng ống, khi không có dung lượng thì xẹp xuống. Lớp ngoài cùng của tĩnh mạch chủ yếu cấu tạo bằng [[colagen]] bao bọc bởi nhiều vòng [[cơ trơn]]. Lớp trong cùng của tĩnh mạch là một lớp [[tế bào nội mô]]. Đa số các tĩnh mạch đều có [[van, Thổ Nhĩ Kỳ|van]] để ngăn ngừa máu chảy ngược chiều hoặc ứ đọng ở các chi dưới vì sức hút của trái đất. Vị trí tĩnh mạch thường di dịch ít nhiều theo từng cá nhân, khác với vị trí tương đối cố định của động mạch.
 
== Chức năng ==
Chức năng của tĩnh mạch là đưa luồng máu kém dưỡng khí về tim.
 
Tuần tự trong hệ thống tuần hoàn thì máu từ tim bơm ra sau khi rời [[tâm thất trái]] thì theo động mạch luân lưu qua các bộ phận cơ thể và [[bắp thịt]]. Máu nhả dưỡng khí (O<sub>2</sub>) ra và nhận [[cacbon điôxít|thán khí]] (CO<sub>2</sub>) vào ở các [[vi huyết quản]]. Sau đó nguồn máu này theo tĩnh mạch trở về tim, vào [[tâm nhĩ phải]] rồi qua [[tâm thất phải]] trước khi được bơm qua hai lá [[phổi]] nơi bộ phận [[hô hấp]] nhận dưỡng khí (O<sub>2</sub>) vào và thả thán khí (CO<sub>2</sub>) ra. Máu từ phổi trở về tim ở [[tâm nhĩ trái]], rồi qua tâm thất trái, hoàn tất cuộc huyết lưu tuần hoàn.
{{Sơ khai}}
{{Các hệ cơ quan người}}