Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tấn Giản Văn Đế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 5 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q7400 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 13:
| nhiếp chính =
| kế nhiệm = [[Tấn Hiếu Vũ Đế]]
| hoàng tộc = [[Nhà Tấn|Nhà Đông Tấn]]
| kiểu hoàng tộc = Triều đại
| tên đầy đủ = Tư Mã Dục (司馬昱)
Dòng 21:
| chồng =
| thông tin con cái =ẩn
| con cái = Tư Mã Đạo Sinh (司馬道生)<br />Tư Mã Du Sinh (司馬俞生)<br />Tư Mã Úc (司馬郁)<br />Tư Mã Chu Sinh (司馬朱生)<br />Tư Mã Thiên Lưu (司馬天流)<br />[[Tấn Hiếu Vũ Đế|Tư Mã Diệu]] (司馬曜)<br />[[Tư Mã Đạo Tử]] (司馬道子)<br />Bà Dương công chúa<br />Tân An công chúa<br />Vũ Xương công chúa<br />Tầm Dương công chúa
| niên hiệu =Hàm An (咸安) 371-372
| miếu hiệu = Thái Tông (太宗)
Dòng 47:
Năm 347, tướng [[Hoàn Ôn]] không có sự chấp thuận của triều đình đã thực hiện một chiến dịch nhằm diệt [[Thành Hán]], sáp nhập lãnh thổ Thành Hán vào Đông Tấn, triều đình đã bắt đầu lo sợ việc Hoàn Ôn sẽ sử dụng cơ hội này để tiếp quản chính quyền. Tư Mã Dục do vậy đã mời vị quan [[Ân Hạo]] (殷浩) đến để cùng ông và Sái Mô đưa ra các quyết định quan trọng, chống lại ảnh hưởng của Hoàn Ôn. Năm 350, sau khi Sái Mô nhiều lần từ chối các vinh dự lớn do hoàng đế ban cho, Ân Hạo đã cáo buộc Sái Mô không tôn trọng triều đình và loại bỏ họ Sái, An Hạo sau đó thu được nhiều quyền lực hơn trước đây.
 
In 348, con trai kế tự của Tư Mã Dục là [[Tư Mã Đạo Sinh]] (司馬道生), được mô tả là bất cẩn và nhẹ dạ, bị cáo buộc phạm một tội danh chưa rõ, Đạo Sinh bị hạ bệ và cầm tù rồi chết trong ngục. Vợ của Tư Mã Dục và mẹ đẻ của Tư Mã Đạo Sinh, [[Vương Giản Cơ]] (王簡姬), cũng chết trong đau khổ (bà có thể cũng đã bị cầm tù trước khi chết). Các con trai khác của ông, một người với Vương Giản Cơ và ba người với các thê thiếp khác cũng đã chết sớm, điều này khiến ông không có người kế tự, các thê thiếp của ông cũng không thể thu thai được nữa. Ông giữ lại một pháp sư, vị pháp sư xem tất cả các thê thiếp của ông và nói rằng ông ai có mệnh sinh cho ông một người kế tự song sau đó ông ta đã trông thấy một người hầu gái có nước da đen làm công việc dệt vải, tên là [[Lý Lăng Dung]] (李陵容), và ông ta ngạc nhiên hét lên rằng cô ấy chính là người mang mệnh. Tư Mã Dục do đó lấy cô làm thiếp, cô đã sinh cho ông hai người con trai là [[Tấn Hiếu Vũ Đế|Tư Mã Diệu]] vào năm 352 và [[Tư Mã Đạo Tử]] vào năm 353. Tư Mã Diệu sau đó trở thành người kế tự.
 
Khoảng tết 352, Hoàn Ôn đã trở nên thiếu kiên nhẫn khi yêu cầu của ông ta về việc tiến lên phía bắc bị Tư Mã Dục và Ân Hạo từ chối, Hoàn Ôn sau đó đã huy động binh lính của mình và ra hiệu như thể ông về để tấn công kinh thành. Ân Hạo vô cùng bất ngờ, và ban đầu đã xem xét đến việc từ chức hoặc gửi cờ hòa bình của triều đình (Sô Ngu Phiên, 騶虞幡) đến lệnh cho Hoàn Ôn dừng lại. Tuy nhiên, sau khi nghe lời khuyên của [[Vương Bưu Chi]] (王彪之), Ân Hạo đã bảo Tư Mã Dục viết một là thư gửi cho Hoàn Ôn, thuyết phục Hoàn Ôn dừng lại.
Dòng 55:
Năm 358, Tư Mã Dục đề nghị được từ chức và trả lại tất cả các quyền lực cho Mục Đế song Mục Đế đã từ chối.
 
Năm 361, Mục Đế chết mà không có con trai, theo lệnh của Trử Thái hậu, người anh em họ của Mục Đế là Lang Tà vương [[Tấn Ai Đế|Tư Mã Phi]] lên ngôi và trở thành Ai Đế. Tư Mã Dục tiếp tục vai trò thừa tướng.
 
==Dười thời Ai Đế==
Năm 363, khi mẫu thân của Ai Đế là Chu Thái phi qua đời, Tư Mã Dục trở thành người nhiếp chính trong giai đoạn ba tháng tang lễ.
 
Năm 364, Ai Đế, người bị việc [[trường sinh bất lão]] ám ảnh, đã bị các pháp sư đầu độc bằng thuốc, sau đó Hoàng đế đã không thể xử lý các vẫn đề quan trọng của đất nước. Trử Thái hậu một lần nữa trở thành người nhiếp chính, song các quyết định quan trọng do Tư Mã Dục và Hoàn Ôn đưa ra. Năm 365, người nhiếp chính của [[Tiền Yên]] là [[Mộ Dung Khác]] (慕容恪) bao vây thành [[Lạc Dương]], Tư Mã Dục và Hoàn Ôn đã thảo luận về một cuộc phản công để giải vây cho Lạc Dương, song khi Ai Đế băng hà vào mùa xuân năm 365, kế hoạch đã bị hủy bỏ. Kế vị Ai Đế là en trai Lang Tà vương [[Tấn Phế Đế|Tư Mã Dịch]]. Tư Mã Dục tiếp tục giữ vai trò thừa tướng.
 
==Dưới thời Phế Đế==
Cuối năm 365, Tư Mã Dịch, tức Tấn Phế Đế ban tước hiệu Lang Tà vương cho Tư Mã Dục và phòng người kế tự của ông là [[Tấn Hiếu Vũ Đế|Tư Mã Diệu]] làm Hội Kê vương. Tư Mã Dục thay mặt con trai và bản thân đã từ chối tước hiệu này, và tiếp tục là Hội Kê vương.
 
Năm 369, sau khi Hoàn Ôn mở một cuộc tấn công lớn chống [[Tiền Yên]], nhưng lại chịu thất bại nặng nề dưới tay của [[Mộ Dung Thùy]], ông ta đã chọn cách khác để thể hiện quyền lực của mình. Ông quyết định phải phế truất Tư Mã Dịch, do Tư Mã Dịch không mắc phải một sai lầm lớn nào nên Hoàn Ôn buộc phải cho lan truyền tin đồn sai trái rằng hoàng đế có hành vi [[đồng tính luyến ái|nam sắc]] và rằng các con trai của hoàng đế thực ra là con trai của những người đàn ông mà hoàng đế ủng hộ. Vào mùa đông năm 371, Hoàn Ôn đã buộc Trử Thái hậu ban hành một sắc lệnh phế truất Tư Mã Dịch và thay thế ông ta bằng Tư Mã Dục. Tư Mã Dục đã lên ngôi trong lo lắng, song ông cảm thấy mình không có lựa chọn nào khác.