Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tục thờ cá Ông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã lùi lại sửa đổi 9230197 của Hiraki (Thảo luận)
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 5:
 
* Đối với người Chăm, Cá Ông là một vị thần của [[Biển Đông]] được nhân dân kính cẩn.
* Đối với người Việt và người Hoa, Cá Ông chính là mảnh pháp y (áo choàng sau) của [[Quán Thế Âm|Quan Thế Âm]] (hay Nam Hải Bồ tát) quăng xuống biển để cứu giúp cư dân vùng biển trong cơn giông tố giữa biển.
 
Mục đích của tục thờ cá Ông hình thành để cầu yên cho các ngư thuyền ra khơi đánh cá và mong được mẻ cá lớn. Tục này thời [[Gia Long]] đã thành lệ.
 
==Tín ngưỡng==
Theo lệ thì dân chài ai phát hiện được cá voi mắc cạn, tục gọi là "ông lụy" thì có bổn phận chôn cất và [[để tang]] Ông như để tang chính cha mẹ mình. Xác cá được đem tắm bằng [[rượu]] rồi liệm bằng vải đỏ. Dân làng còn lấy [[giấy]] đỏ đắp vào miệng cá thấm lấy [[nước dãi]], xong đem phơi khô rồi đốt thành tro để chữa bệnh [[hen phế quản|suyễn]]. Xác cá được mai táng trong đụn cát gần biển. Người phát hiện ra cá voi mắc cạn thì được nhân dân tôn sùng và dưới triều [[nhà Nguyễn]] còn được miễn sưu dịch 3 năm.
 
Hàng năm dân làng chọn ngày "ông lụy" (ngày cá Ông trôi vào bờ) làm lễ cúng giỗ theo nghi thức Nghinh Ông. Người địa phương có câu: "Thấy ông vào làng như vàng vào tủ" vì theo tín ngưỡng này, Cá Ông lụy và trôi dạt vào làng nào, làng đó muôn đời ấm no, tai qua nạn khỏi.
 
Ba bốn năm sau khi chôn thì dân làng phải [[cải táng]], thường làm vào [[mùa xuân]] sang [[mùa hạ|hè]] rồi đem cốt cho nhập [[lăng]] và tế chung. Đối với xương cá Ông to lớn thì dân làng sẽ chờ đủ 3 năm cho xương cốt rã ra rồi mới đem vào hòm để đưa về làng thờ. Với trường hợp cá nhỏ, người ta sẽ cho trực tiếp vào hòm và đem về thờ. Khi tế cá thì dân làng cũng cúng các vong hồn ngư dân chết ngoài biển. Tế xong thì có các mục mua vui như hát "chèo ghe", đua [[thuyền thúng]], [[kéo co]], hát [[tuồng]] cùng các trò khác.
 
Điển hình là lễ Cầu Ngư, hay còn gọi lễ tế cá Ông, ở làng Mân Thái thuộc [[Đà Nẵng]]. Hằng năm làng tổ chức tế vào Tháng Ba [[âm lịch]]. Ba năm thì có đại tế một lần. Ở Bến Tre thì gọi lễ Nghinh Ông, tế vào Tháng Sáu.