Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 8 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q1971758 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
'''Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên''' - một khái niệm kinh tế của [[chủ nghĩa tiền tệ]] - là tỷ lệ [[thất nghiệp]] khi nền kinh tế ở trạng thái cân bằng dài hạn. Khái niệm này được đề xuất bởi [[Milton Friedman]] và [[Edmund Phelps]] vào năm 1968. Các giả thiết của [[kinh tế học cổ điển]] được áp dụng trong lý luận về tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, đó là nền kinh tế ở trạng thái [[cạnh tranh hoàn hảo]], [[thị trường (kinh doanh)|thị trường]] [[hàng hóa]] và [[lao động (kinh tế học)|thị trường lao động]] có khả năng điều chỉnh tức thời trước các biến động của giá cả.
 
Trong [[thập niên 1960]], [[trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp]] đưa ra [[đường cong Phillips]] (sau này kinh tế học gọi tên rõ hơn là đường cong Phillips ngắn hạn) để chỉ tương quan âm giữa thay đổi tỷ lệ thất nghiệp và và thay đổi tỷ lệ [[lạm phát]]. Trên cơ sở này, họ cho rằng có thể làm giảm tỷ lệ thất nghiệp nếu áp dụng các [[chính sách quảnkinh tế tổng cầu|chính sách thúc đẩy tổng cầu]] và chấp nhận lạm phát gia tăng. Friedman và Phelps phản đối ý tưởng nói trên. Hai người lập luận rằng chính sách [[Sự đánh đổi|đánh đổi]] lạm phát lấy giảm thất nghiệp chỉ có giá trị trong ngắn hạn. Còn trong dài hạn, nếu lạm phát tăng tốc thì [[tiền công]] thực tế tăng lên (tiền công danh nghĩa cố định theo hợp đồng đã thành lập). Điều này có nghĩa là giá lao động tăng, nên doanh nghiệp sẽ giảm thuê mướn lao động. Tỷ lệ thất nghiệp chỉ nhất thời giảm đi, rồi sẽ quay trở lại.
 
Nguyên nhân dẫn tới sự tồn tại của tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên được cho là các quy định về mức lương tối thiểu, sự không phù hợp giữa kỹ năng và công việc, v.v...