Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Điếu Ngư”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 1 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q195821 Addbot
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 2:
Thành '''Điếu Ngư''' ([[tiếng Trung]]: 钓鱼城; 釣魚城; bính âm: DiàoYúChéng), còn gọi là “[[Mecca]] phương Đông” hay “Nơi bẻ roi của Thượng Đế” (Thượng Đế chiết tiên xứ, 上帝折鞭處), là một trong ba chiến trường lớn thời Trung cổ ở [[Trung Quốc]]. Nó nổi tiếng vì sự kháng cự kiên cường của quân và dân Trung Quốc trước cuộc tấn công của quân Mông Cổ ở nửa sau của thời đại [[nhà Tống]]. Một trong những sự kiện đáng chú ý nhất là cái chết của thủ lĩnh quân Mông Cổ, đại hãn [[Mông Kha]] tại đây năm 1259, và điều này đã buộc quân Mông Cổ phải rút lui ngay lập tức khỏi nhiều nơi ở [[châu Âu]] và [[châu Á]] cũng như ngăn chặn không cho [[đế quốc Mông Cổ]] mở rộng sang [[châu Phi]].
 
Người Mông Cổ đã tiến hành cuộc chiến dữ dội chống lại nhà Tống trong [[thế kỷ 13]]. Trong giai đoạn từ năm 1243 tới năm 1279, thành Điếu Ngư đã trải qua trên 200 cuộc đối đầu quân sự với kỳ công "kháng cự dai dẳng" kéo dài 36 năm, dưới sự chỉ huy của [[Vương Kiên]] (王堅)<ref>[[Hịch tướng sĩ]] của [[Hưng Đạo Vương]] Trần Quốc Tuấn viết là Vương Công Kiên.</ref>, [[Mã Thiên]] (马千), [[Trương Giác (tướng Tống)|Trương Giác]] (張玨), [[Vương Lập]] (王立) <ref>Hịch tướng sĩ viết là Nguyễn Văn Lập.</ref>.
 
Thành cổ Điếu Ngư có diện tích khoảng 2,5 kilômét vuông. Nằm trên ngọn núi thấp cùng tên, phía nam [[sông Gia Lăng]] (嘉陵江), được bao quanh là nước ở ba phía, nó nằm cách khoảng 5&nbsp;km về phía đông của quận [[Hợp Xuyên]] (thành phố [[Trùng Khánh]]), gần nơi hợp lưu của các con sông [[sông Cừ|Cừ]] (渠江), [[sông Phù|Phù]] (涪江) và Gia Lăng. Địa hình vách đá nhưng khá nên thơ. Năm 1242, [[chế trí sử]] [[Tứ Xuyên]] kiêm tri phủ [[Trùng Khánh]] là Dư Thủy/Giới (余始/玠) đã cho xây một pháo đài tại đây để chống lại người Mông Cổ trong thời kỳ Nam Tống (1127-1279).