Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thư viện Quốc hội (Hoa Kỳ)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
Dòng 43:
=== Giai đoạn hậu cải tổ (1897 – 1939) ===
[[Tập tin:LibraryCongressWashDC.jpg|nhỏ|250px|trái|Tòa nhà chính của Thư viện Quốc hội vào đầu thế kỉ 20]]
Khởi từ cuộc cải tổ năm 1897, Thư viện Quốc hội bắt đầu phát triển mạnh. Người kế nhiệm Spofford, John Russell Young, dù ở cương vị này chỉ có hai năm, đã kiểm tra toàn diện bộ máy hành chính của Thư viện, sử dụng mối quan hệ với một nhân vật từng là nhà ngoại giao để thu thập tài liệu từ trên khắp thế giới, cũng như thành lập chương trình trợ giúp ban đầu cho người mù và người khuyết tật.<ref name="loc history"/> Herbert Putnam, người kế nhiệm Young, đảm nhiệm chức vụ này trong suốt 40 năm ([[1899]]-[[1939]]), nhậm chức chỉ hai năm trước khi Thư viện Quốc hội trở thành thư viện đầu tiên ở Hoa Kỳ chạm mốc lưu trữ 1 triệu đầu sách.<ref name="loc history"/> Putnam tập chú vào nỗ lực cho phép công chúng và những thư viện khác tiếp cận các dịch vụ của thư viện. Ông cũng thiết lập dịch vụ cho mượn sách liên thư viện, biến Thư viện thành một định chế được mọi người nhắc đến như là “thư viện tối hậu”.<ref name="interlibrary loan">{{chú thích web| title = Interlibrary Loan (Collections Access, Management and Loan Division, Library of Congress| url=http://www.loc.gov/rr/loan/| date=2007-10-25| publisher=[[Thư viện Quốc hội Mỹ|Library of Congress]] website| accessdate = 2007-12-04 }}</ref> Putnam cũng mở cửa Thư viện cho “những nhà điều tra khoa học và các cá nhân đủ phẩm chất”, và ấn hành các nguồn tư liệu phục vụ giới học thuật.<ref name="loc history"/>
 
Nhiệm kỳ của Putnam chứng kiến sự đa dạng trong khả năng thu thập tư liệu của Thư viện. Năm [[1903]], ông thuyết phục Tổng thống [[Theodore Roosevelt]] ký sắc lệnh chuyển các văn kiện của các nhà lập quốc từ [[Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ|Bộ Ngoại giao]] cho Thư viện. Putnam mở rộng phạm vi thu thập tư liệu ở nước ngoài, trong đó có vụ mua thư viện 4.000 đầu sách của [[Ấn Độ]] trong năm [[1904]], thư viện Nga 8.000 đầu sách của G. V. Yudin trong năm 1906, năm 1908 là bộ sưu tập các bản nhạc kịch cổ của Schatz, và đầu [[thập niên 1930]] là bộ sưu tập vương triều [[Nga]] trong đó có 2.600 đầu sách về các chủ đề khác nhau từ thư viện gia đình [[Romanov]]. Cũng có những bộ sưu tập các tác phẩm [[tiếng Hebrew]], [[Tiếng Trung Quốc|Hoa]], và [[Tiếng Nhật|Nhật]].<ref name="loc history"/> Quốc hội từng chủ động tìm kiếm tài liệu cho Thư viện như trong trường hợp Nghị sĩ Ross Collins từ [[Mississippi]] với đề án chi 1,5 triệu [[Đô la Mỹ|USD]] để mua bộ sưu tập sách cổ của Otto Vollbehr, trong đó có các ấn bản trên giấy da [[Kinh Thánh Gutenberg]].<ref name="loc history"/>