Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cầm Bá Thước”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Chú thích: clean up, replaced: {{reflist}} → {{Tham khảo}} using AWB
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 2:
==Thân thế==
'''Cầm Bá Thước''' sinh tại bản Lùm Nưa, tổng Trịnh Vạn, châu Thường Xuân (nay là xã Vạn Xuân, huyện [[Thường Xuân]], tỉnh [[Thanh Hóa|Thanh Hoá]]), trong một gia đình lang đạo nhiều đời. Cha ông là Cầm Bá Tiêu từng được triều vua [[Tự Đức]] phong chức Quản cơ.
 
Năm lên 8 tuổi, cha ông mời thầy về nhà dạy [[chữ Hán]] cho ông. Nhờ ông học giỏi và có quan hệ tốt với các quan lại [[người Việt]] đang trấn nhậm tại quê ông, nên khi trưởng thành, ông được thay cha trở thành thổ ty và được triều đình nhà Nguyễn phong chức Bang tá.
Dòng 8:
==Hưởng ứng dụ Cần Vương==
===Được giao quyền chỉ huy quân sự===
Ngày [[5 tháng 7]] năm 1885, quân triều đình tập kích quân Pháp ở đồn Mang Cá thất bại. Quân Pháp phản công, [[kinh thành Huế]] bị thất thủ. [[Tôn Thất Thuyết]] đưa vua [[Hàm Nghi]] lên [[thành Tân Sở|chiến khu Tân Sở]] ([[Quảng Trị]]) ra [[chiếuphong trào Cần Vương|dụ Cần Vương]] kêu gọi toàn dân chống Pháp.
 
Nhận thấy tương quan lực lượng khá chênh lệch, vào [[tháng hai|tháng 2]] năm [[1886]], Tôn Thất Thuyết đã để cho hai con trai của mình là [[Tôn Thất Tiệp|Tôn Thất Thiệp]] và [[Tôn Thất Đàm|Tôn Thất Đạm]] tiếp tục duy trì triều đình [[Hàm Nghi]] chống [[Đế quốc thực dân Pháp|Pháp]], còn mình cùng với [[Trần Xuân Soạn]] và [[Ngụy Khắc Kiều]] tìm đường sang [[Trung Quốc]] cầu viện [[nhà Thanh]].
 
Trên đường đi, ông có đến tổng Trịnh Vạn thuộc châu [[Thường Xuân]] để gặp Cầm Bá Thước. Trong kế hoạch kháng Pháp, [[Tôn Thất Thuyết]] rất chú ý tỉnh [[Thanh Hóa]]. Vì vậy, ông đã cử [[Tống Duy Tân]] làm Chánh sứ Sơn phòng Thanh Hóa, phong Cầm Bá Thước làm Bang biện quân vụ hai châu Thường Xuân và Lang Chánh và phong Hà Văn Mao làm Tán lý quân vụ, chuẩn bị lực lượng nghĩa quân Mường vùng châu Quan Hóa.
 
Với danh nghĩa Bang biện quân vụ, Cầm Bá Thước nắm được lực lượng quân sự thổ binh, dân binh của hai châu Thường Xuân và Lang Chánh. Lực lượng này tuy đông nhưng sức chiến đấu không mạnh. Theo kế của [[cử nhân (định hướng)|cử nhân]] Tống Nhữ Mai, con trai [[Tống Duy Tân]], ông làm tờ bẩm lên Tri châu Thường Xuân xin mộ quân và huy động lực lượng đóng đồn bảo vệ trị an từ Bái Thượng trở lên đến biên giới [[Lào]]. Được sự đồng ý của Tri châu Thường Xuân, Cầm Bá Thước đã cho điều động dân binh, bố trí lại việc canh gác và đóng các đồn suốt từ Bái Thượng lên Cửa Đặt, rồi lên đến Bất Mọt. Dọc theo [[sông Đặt]], Cầm Bá Thước cho xây dựng rất nhiều đồn lũy, lập nhiều căn cứ như căn cứ Bản Lẹ, đồn Đồng Chong, đồn Bù Đồn...Ngoài ra, để tăng cường sức mạnh cho lực lượng, ông đã đề xuất và được phép đem [[Chi Quế|quế]] đi bán để lấy tiền mua vũ khí cùng lương thực.
 
===Tham gia khởi nghĩa Hùng Lĩnh===
Dòng 23:
Bởi chung chí hướng, Cầm Bá Thước liền nhận lời mời cộng tác của Tống Duy Tân <ref>Sách ''[[Việt sử tân biên]]'' (sách đã dẫn, tr, 137) chép Cao Điển và Cầm Bá Thước đều làm phụ tá cho Tống Duy Tân. Sách ''Lịch sử 11'' (nâng cao) thì ghi Tống Duy Tân và Cầm Bá Thước đều là lãnh đạo chính của cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh (NXB, Giáo Dục, 2007, tr. 253).</ref>. Kể từ đó, Cầm Bá Thước cùng Tống Duy Tân, [[Cao Điển]] và nhiều cộng sự khác cho quân mở rộng địa bàn hoạt động lên tận vùng hữu ngạn và tả ngạn [[sông Mã]]; đến hợp đồng chiến đấu với [[Đề Kiều]]-[[Đốc Ngữ]] ở vùng hạ lưu [[sông Đà]], với [[Phan Đình Phùng]] ở vùng rừng núi [[Nghệ An]]-[[Hà Tĩnh]], với [[Hà Văn Nho]] (thủ lĩnh Mường) tại châu Quan Hóa, với [[Tôn Thất Hàn]] ở [[Nông Cống]], v.v...
 
Sau nhiều trận giao tranh (nổi tiếng nhất là trận Vân Đồn ở [[Nông Cống]] đầu năm [[1889]], trận Yên Lãng tại [[Thọ Xuân]] vào [[tháng ba|tháng 3]] năm [[1890]]), tuy thu được một số thắng lợi, nhưng vào cuối năm [[1890]] trở đi, nghĩa quân Hùng Lĩnh bước vào thời kỳ chiến đấu gay go và gian khổ hơn. Bởi nhân dân bị khủng bố quá dữ nên không dám theo và cung ứng đầy đủ các thứ nữa <ref>Theo ''Lịch sử Việt Nam ([[1858]]-cuối [[thế kỷ 19|XIX]], tr. 126-127.</ref>.
Cầm cự thêm một thời gian, khoảng [[tháng chín|tháng 9]] năm [[1892]], thì thủ lĩnh Tống Duy Tân phải tuyên bố giải tán lực lượng để tránh thêm thương vong <ref>Theo ''Lịch sử Việt Nam ([[1858]]-cuối [[thế kỷ 19|XIX]], tr. 129.</ref>. Sau đó do bị chỉ điểm, Tống Duy Tân bị quân Pháp bắt được và cho xử tử ông tại [[Thanh Hóa]] ngày 5 tháng Mười ([[âm lịch]]) năm [[Nhâm Thìn]] (tức [[23 tháng 11]] năm [[1892]])<ref>Ngày Tống Duy Tân hy sinh, chép theo ''Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam'', tr. 846.</ref>. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh đến đây coi như đã thất bại.
 
===Tham gia khởi nghĩa Hương Khê===
Sau đánh dẹp được cuộc khởi nghĩa ở Ba Đình và ở Hùng Lĩnh, quân Pháp rảnh tay liền huy động lực lượng cô lập Trịnh Vạn, căn cứ chính của Cầm Bá Thước.
 
Trước tình thế đó, [[tháng ba|tháng 3]] năm [[1893]], Cầm Bá Thước phải tạm trá hàng với Công sứ Pháp ở [[Thanh Hóa]], rồi âm thầm cho Bang Lự vào [[Hà Tĩnh]] bàn chuyện liên kết với [[Phan Đình Phùng]], thủ lĩnh [[khởi nghĩa Hương Khê]]. Sau đó, Trịnh Vạn trở thành quân thứ [[Thanh Hóa]] (gọi tắt là "Thanh thứ") của lực lượng Hương Khê.
 
Dò biết được chuyện này, đầu [[tháng hai|tháng 2]] năm [[1894]], Bộ chỉ huy quân Pháp cử Giám binh Lemeray (La-mơ-ray) lên Trịnh Vạn thám sát tình hình. Lúc trở về, Lemeray khẳng định Cầm Bá Thước chỉ trá hàng, vì vẫn tiếp tục rèn luyện quân sĩ và tích trữ lương thực, chuẩn bị chiến đấu.
 
Lập tức, Bộ chỉ huy quân Pháp đã điều một đội quân từ [[Thanh Hóa]] tiến lên Cửa Đặt (châu lỵ [[Thường Xuân]]) để chuẩn bị tấn công Trịnh Vạn. Quân Pháp chia làm ba toán. Một toán do Cuvelier (Cu-vơ-li-ê) chỉ huy tiến dọc theo [[sông Chu]]. Toán thứ hai do Marlier (Mắc-li-ê) chỉ huy đi hướng từ phía Nam theo [[sông Luộc]]. Toán thứ ba do Lecal (Lơ-Cát) chỉ huy men theo [[sông Đặt]].
 
Để giành thế chủ động, ngày [[6 tháng 2]] năm [[1894]], Cầm Bá Thước dẫn nghĩa quân tấn công đồn Thổ Sơn cách Bãi Thượng 10[[kilômét|km]], ngay khi Giám binh Lemeray vừa tới Trịnh Vạn. Tiếp theo, ngày [[11 tháng 2]] năm 1894, ông lại sai quân lại tập kích đồn Quang Thôn. Đêm hôm đó, cánh quân của Lecal đang đóng ở Yên Lược ([[Thọ Xuân]]) lên tiếp viện cho đồn Thổ Sơn trong đêm để giải cứu Lemeray. Thấy có quân tiếp viện, quân Trịnh Vạn liền rút về căn cứ. Sáng hôm sau, Lecal cho quân tấn công lên Quang Thôn, giải vây cho đồn này. [[Tháng ba|Tháng 3]] năm [[1894]], quân Trịnh Vạn lại tấn công đồn Cửa Đặt, nhưng không thành công.
 
Nhận thấy quân Pháp quá mạnh, Cầm Bá Thước cho hết dân sơ tán vào rừng, thanh niên ở lại chiến đấu. Quân Pháp tấn công đồn Bù Lẹ, Bù Đồn. Dựa vào công sự có sẵn, nghĩa quân chống cự quyết liệt, quân Pháp bị thương vong nhiều. Đang khi chiến đấu, thì cánh quân của Marlier kéo tới. Thấy có viện binh, Cầm Bá Thước liền cho quân rút về Cọc Chẽ (nay ở xã Xuân Lệ) ở phía Đông Nam Trịnh Vạn.
Dòng 48:
Ngày [[10 tháng 5]] năm [[1895]], Marlier thay Lemeray làm giám binh, dẫn 200 lính đánh vào Hòn Bòng. Sau bốn ngày liên tục chiến đấu, nghĩa quân suy yếu rõ rệt. Mối liên hệ của "Thanh thứ" với Hương Khê bị cắt đứt, vì chính lúc này căn cứ Hương Khê cũng đang bị bao vây ngặt nghèo, còn các phong trào chống Pháp ở [[Thanh Hóa]] thì hầu như đã tan rã hết.
 
Đến trưa ngày [[13 tháng 5]] năm [[1895]], quân Pháp bắt được Cầm Bá Thước cùng vợ, em trai và 12 nghĩa quân tại vùng núi Lang-ca-phó thuộc [[Thường Xuân]], rồi đưa về giam ở Trịnh Vạn. Sau khi chiêu hàng không được, vào khoảng cuối [[tháng năm|tháng 5]] năm [[Ất Mùi]] ([[1895]]), ông bị quân Pháp bí mật thủ tiêu. Năm đó, ông mới 37 tuổi.
 
==Ghi nhận công lao==
Dòng 74:
:''Trở gót về Nam lối hẳn thông. ''
|}
Sau khi ông mất, người dân đã lập đền thờ ông ở Cửa Đặt, thị trấn Thường Xuân, tỉnh [[Thanh Hóa|Thanh Hoá]]. Trong đền có câu đối khen ngợi ông như sau:
{|valign="top"
|
Dòng 95:
{{Tham khảo}}
==Tài liệu tham khảo==
*[[Phạm Văn Sơn]], [[Việt sử tân biên]] (quyển 5, tập trung). Tác giả tự xuất bản, [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]]. 1963.
*Đinh Xuân Lâm-Nguyễn Văn Khánh-Nguyễn Đình Lễ, ''Đại cương lịch sử Việt Nam'' (tập 2). Nhà xuất bản Giáo Dục, 2006.
*Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Bá Thế, ''Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam''. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, [[Hà Nội]], 1992.