Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 75:
 
Trong đợt thu hút ý kiến để góp ý về Dự thảo bản Sửa đổi Hiến Pháp 1992 vào tháng 1-2 năm 2013, Chủ nhiệm UB Pháp luật QH ông Phan Trung Lý tuyên bố rằng “không có vùng cấm” trong thảo luận Hiến Pháp, ngay cả điều 4 quy định về sự độc đảng lãnh đạo của Đảng Cộng sản[5].
 
Có rất nhiều ý kiến đóng góp, như Kiến nghị 72, do 72 người là các nhân sỹ trí thức đã ký vào thời điểm kêu gọi lấy chữ ký rộng rãi, đại diện là Tiến Sĩ Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã trao cho đại diện của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 ngày 19-1-2013. Kiến nghị này đề nghị bỏ điều 4, đề nghị tam quyền phân lập, áp dụng quyền sở hữu cá nhân về đất đai, bỏ vai trò lãnh đạo độc quyền của Đảng cộng sản, dành nhiều quyền dân chủ hơn cho nhân dân[6].
 
Chương trình Thời sự VTV1, 19h, ngày 25/2/2013 đưa phát biểu tại Vĩnh Phúc của TBT ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng như sau: “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức … Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa!”[7].
[sửa]Phản biện của ông Nguyễn Đắc Kiên
 
Ngay sau đó ông Nguyễn Đắc Kiên có bài phản biện lại những phát biểu ở trên của ông Nguyễn Phú Trọng, đăng trên mạng xã hội, có nhan đề "Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng", trong đó ông Kiên có nói ông Trọng không thể phê phán toàn dân là suy thoái đạo đức, và "muốn giữ Điều 4, muốn giữ vai trò lãnh đạo, muốn chính trị hóa quân đội, không muốn đa đảng, không muốn tam quyền phân lập, thì đó chỉ là ý muốn của riêng ông và ĐCS của ông. Ông không thể quy kết rằng đó là ý muốn của nhân dân Việt Nam."[8]
 
[sửa]Hiệu ứng và dư luận
 
Ngay ngày hôm sau, Báo Gia đình & Xã hội nơi ông Nguyễn Đắc Kiên công tác ra thông báo đã sa thải ông.[9]
 
Ông Nguyễn Đắc Kiên nói bản thân ông hoàn toàn nhận thức hệ quả của việc viết bài viết trên[10].
 
Một số bài viết nổi bật khác của ông Kiên : "Tại sao hiến pháp năm 1946 lại dân chủ nhất?"[11][12][13]
 
Vụ việc ông Kiên phản bác lại ý kiến của ông Nguyễn Phú Trọng trong đợt góp ý sửa đổi Hiến Pháp, bị sa thải đã được một loạt các hãng thông tấn nước ngoài đưa tin, như AFP[14], Washington Post[15], ABC News[16], The New York Times[17].
 
Vụ ông Kiên trở nên nổi tiếng và trở thành chủ đề được bàn tán sôi nổi trên nhiều diễn đàn mạng. Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển IDS, kêu gọi các ‘nhà báo cũng như toàn xã hội ủng hộ, hỗ trợ, bảo vệ bằng mọi phương cách có thể đối với những nhà báo dũng cảm như Nguyễn Đắc Kiên’[18].
Hai hôm sau khi ông Kiên đăng bài phản bác đã xuất hiện tuyên bố của công dân tự do. Những người ký tên vào Lời Tuyên bố là những blogger, nhà báo, nhân sĩ, sinh viên... Nội dung của Lời tuyên bố cho biết họ sát cánh với nhà báo Nguyễn Đắc Kiên; đồng thời kêu gọi những công dân khác cùng đồng hành với họ thông qua việc ủng hộ 5 tuyên bố.[19]
 
Hai hôm sau khi ông Kiên đăng bài phản bác đã xuất hiện tuyên bố của công dân tự do. Những người ký tên vào Lời Tuyên bố là những blogger, nhà báo, nhân sĩ, sinh viên... Nội dung của Lời tuyên bố cho biết họ sát cánh với nhà báo Nguyễn Đắc Kiên; đồng thời kêu gọi những công dân khác cùng đồng hành với họ thông qua việc ủng hộ 5 tuyên bố.[19]
[sửa]Xem thêm
 
Dân chủ tại Việt Nam
Nhân quyền tại Việt Nam
Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
[sửa]Link ngoài
 
Blog của NDK http://dackien.wordpress.com/about-me/
 
Facebook của NDK https://www.facebook.com/nguyendackien
 
Bài viết trên Báo Gia Đình của Đắc Kiên http://giadinh.net.vn/xa-hoi/bien-bao-dung-de-phat-20100526080819326.htm
 
[sửa]Chú thích