Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đế hệ thi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 55:
Minh Mạng mong muốn vương triều họ Nguyễn Phúc sẽ truyền nối 20 đời, nhưng cuối cùng chỉ dừng lại ở chữ '''Vĩnh''' - đời thứ 5. Từ Phúc Đảm tới Hồng Nhậm, sau đó các vua nối tiếp lại thuộc chi khác, thế hệ trước, nên 13 vua [[nhà Nguyễn]] vẫn chỉ thuộc 5 đời. Hai vua thuộc thế hệ thứ 5 là vua thứ 11 [[Duy Tân]] (Vĩnh San) và vua thứ 13 [[Bảo Đại]] (Vĩnh Thụy).
 
Các quy định trên dành cho Nam. Còn đối với nữ, việc đặt chữ lót khác hẳn. Con gái Vua (thế hệ 1) gọi là [[Công chúa]] đi đôi với tên thường là tên đôi như Công chúa An Đông, Công chúa Ngọc Tây ... Cháu gái của Vua (thế hệ 2), tức là con gái của những công chúa và nhân vật hoàng gia trên, được gọi là ''Công nữNữ'', chắt gái (thế hệ 3) được gọi là ''Công tằngTôn tôn nữNữ''; chắt gái (thế hệ 4) là ''Công Tằng Tôn Nữ'' và các thế hệ sau là ''Công huyềnHuyền Tôn Nữ'', ''Lai Huyền tônTôn nữNữ'' hay là ''Tôn nữ''.
 
Bài ''Đế hệ thi'' được khắc trong một cuốn sách bằng [[vàng]] (kim sách)<ref>Năm 1945, khi vua Bảo Đại thoái vị đã nộp lại cho Chính phủ [[Việt Minh]] ấn kiếm và kim sách này, nên hiện nay không rõ số phận kim sách ra sao</ref>, cất trong hòm vàng (kim quỹ) để lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, các bài ''Phiên hệ thi'' cũng được khắc trong các cuốn sách bằng bạc. Có tư liệu cho rằng tới thời vua Tự Ðức, chúng đã bị nấu ra để trả nợ chiến phí bốn triệu đồng cho [[Pháp]] và [[Tây Ban Nha]] theo [[hiệp ước Nhâm Tuất]] (1862). Nhưng cũng có thông tin cho là năm 1945, khi vua [[Bảo Đại]] thoái vị đã nộp lại cho Chính phủ [[Việt Minh]] ấn kiếm và kim sách này. Không ai biết sự thật ra sao vì đến ngày Bảo Ðại, vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn thoái vị, các sách kim loại này đã biến mất!