Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vô thượng du-già”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 5 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q612910 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 5:
Hai cấp đầu của Đát-đặc-la được xem là cấp thấp vì ở đây thiếu những yếu tố cần được phân tích bằng trí huệ và nội dung của chúng không vượt ra khỏi những nghi lễ. Nói chung, Tác và Hành đát-đặc-la là sự tương giao với thế giới hiện hữu, vẫn còn nằm trong phạm vi cố định, phụ thuộc.
 
Ngược lại trên, hai cấp Du-già-đát-đặc-la và Vô thượng du-già-đát-đặc-la chứa đựng những mầm mống triết lí cao đẳng của [[Đại thừa]] [[Phật giáo]]. Những hành giả thực hành hai Đát-đặc-la này (sa. ''tāntrika'' hoặc ''sādhaka'') phải nắm vững những tư tưởng căn bản của Đại thừa trước khi bước vào một Vô thượng du-già-đát-đặc-la và sau khi đạt yếu chỉ, họ được gọi là là một Tất-đạt (sa. ''siddha''), một [[Đại thành tựu|Thành tựu giả]], “người thành đạt”.
 
Triết lí nền tảng của Vô thượng du-già là [[Trung quán tông|Trung quán]] (sa. ''mādhyamika''), chủ trương nhấn mạnh sự bình đẳng tuyệt đối của [[Niết-bàn]] (sa. ''nirvāṇa'') và [[Luân hồi]] (sa. ''saṃsāra''). Vì thế nên không có sự khác biệt giữa kinh nghiệm thu thập qua các giác quan, thế giới hiện hữu, và kinh nghiệm huyền diệu khi đã đến đích, Niết-bàn. Không có một sự khác biệt nào giữa chủ thể và khách thể, tất cả đều “không hai” (bất nhị, sa. ''a-dvaya''). Sự trực nhận thấy chân lí này chính là niềm vui vô biên (đại lạc 大樂, sa. ''mahāsukha'') xuất phát từ những vị [[Đại thành tựu]] (sa. ''mahāsiddha''), được chư vị trình bày trong các bài [[Chứng đạo ca]] (sa. ''dohā'', dịch âm Hán Việt là Đạo-bả 道把).