Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Formosa thuộc Tây Ban Nha”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: {{cite web → {{chú thích web, {{reflist → {{Tham khảo using AWB
n →‎Thời kỳ thống trị suy vong: clean up, replaced: {{cite book → {{chú thích sách using AWB
Dòng 67:
Ban đầu, người Tây Ban Nha định liệu chiếm lĩnh Bắc Đài Loan để sau có thể loại bỏ mối uy hiếp từ người Hà Lan, song thế cục lại không như ý của họ. Dù rằng người Tây Ban Nha đã chiếm được Bắc Đài Loan, song người Hà Lan chỉ cần ngăn trở thương nhân ở vùng ven biển Trung Quốc thì vẫn có thể uy hiếp đến kinh tế của Manila. Và lại, hàng hóa vận chuyển từ Kelung có giá cả không cạnh tranh được với thương nhân người Hoa trực tiếp vận chuyển đến Manila.<ref name="《福爾摩沙如何變成臺灣府》,頁198-200">《福爾摩沙如何變成臺灣府》,頁198-200</ref> Ngược lại, việc duy trì đội quân đồn trú tiêu tốn một lượng kinh phí lớn, họ cũng không thể khai thông mậu dịch với Trung Quốc và Nhật Bản. Từ năm 1630 trở đi, sản lượng bạc ở châu Mỹ giảm dần theo năm, lượng bạc đến Manila cũng vì thế mà giảm thiểu, Manila rơi vào [[suy thoái kinh tế]].<ref>《雞籠山與淡水洋》,頁287-295</ref> Hoạt động của người Tây Ban Nha tại Bắc Đài Loan gần như đều phải dựa vào hỗ trợ của Philippines, song bản thân Philippines cũng cần kinh phí để đối ứng và tiến hành chiến tranh với [[người Hồi giáo]], khiến người Tây Ban Nha ngày càng khó khăn.
 
Năm 1637, tổng đốc Philippines [[Sebastián Hurtado de Corcuera]] đã quyết định cắt giảm quân lực ở Bắc Đài Loan để giảm chi phí. Ông hạ lệnh phá bỏ thành Santo Domingo ở Tamsui, chỉ để lại quân đồn trú tại Kelung, các nhân lực vật tư khác đều đưa về Manila.<ref>《福爾摩沙如何變成臺灣府》,頁203-205</ref> Kelung phòng bị rỗng không, cuỗi cùng dẫn đến sự thèm muốn của người Hà Lan. Năm 1641, người Hà Lan đến Kelung thám thính tình hình và tìm cơ hội tấn công. Lúc này, uy thế của người Hà Lan không còn được như trước, nhiều bộ lạc thổ dân đã chuyển sang phục tùng người Hà Lan. Tuy nhiên, người Hà Lan nhận thấy số lượng hỏa pháo của mình không đủ công phá pháo đài,<ref>《福爾摩沙如何變成臺灣府》,頁206</ref> sau khi khuyên hàng quân Tây Ban Nha thất bại, lại quay về Teyowan. Vào tháng 8 năm 1642, người Hà Lan quay trở lại Kelung với bốn tàu lớn, vài tàu nhỏ, và khoảng 369 lính người Hà Lan.<ref name=Andrade>{{citechú bookthích sách|last=Andrade|first=Tonio|title=How Taiwan Became Chinese: Dutch, Spanish and Han Colonization in the Seventeenth Century|publisher=Columbia University Press|year=2005|url=http://www.gutenberg-e.org/andrade/}}</ref> Một liên quân bao gồm người Tây Ban Nha, thổ dân và [[người Kapampangan|người Pampangos]] đến từ Philippines đã chiến đấu trong sáu ngày, song cuối cùng họ đã thất bại và phải trở về [[Manila]], và bỏ hiệu kỳ cùng pháo của họ lại.<ref name="Andrade"/> [[Sebastián Hurtado de Corcuera]], thống đốc Philippines, ban đầu bị đổ trách nhiệm về việc để mất Formosa và cuối cùng đã được xét xử tại một toàn án về các hành động của ông,<ref name="Spaniards-Taiwan">{{chú thích web |url=http://homepage.ntu.edu.tw/~borao/2Profesores/Paper%20Macao%20Overview.pdf |title=An Overview of the Spaniards in Taiwan |accessdate=2012-05-16 |publisher=University of Taiwan |work=University of Taiwan Foreign Languages in Literature |author=Jose Eugenio Barrio |format=pdf |year=2007}}</ref> và đã bị bỏ tù 5 năm tại Philippines. Các sử gia từ thời Corcuera đã đổ tội cho ông về việc để mất,<ref name="Andrade"/> song các nhân tố khác, như việc đế quốc Hà Lan nổi lên tại Đông Nam Á, và khó khăn tài chính bên trong đế quốc Tây Ban Nha, cũng là những nhân tố góp phần vào thất bại này.
 
== Kinh tế ==