Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Văn Đức Khuê”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 4:
'''Văn Đức Khuê''' sinh năm [[Đinh Mão]] ([[1807]]) tại xã Quỳnh Đôi, huyện [[Quỳnh Lưu]], tỉnh [[Nghệ An]].
 
Sớm mồ côi cha, ông lớn lên là nhờ mẹ. Khoa [[Quý Mão]] ([[1843]]) đời [[Thiệu Trị]], ông thi đỗ [[Cử nhân (định hướng)|Cử nhân]]. Năm sau ([[1844]]), ông thi đỗ [[Tiến sĩ]], được làm quan, dần trải tới chức Chưởng ấn tại triều.
 
Năm [[1861]] đời [[Tự Đức]], [[Nam Kỳ]] bị quân [[ThựcĐế quốc thực dân Pháp|Pháp]] xâm chiếm, ông vào quân thứ [[Gia Định]], rồi nhận lệnh đi chiêu mộ quân nghĩa dũng. Sau đó, ông lần lượt được giữ các chức: Lang trung [[bộ Binh]], Tán tương quân vụ sung hàm Hồng lô tự khanh, Tuyên phủ sứ [[Phú Yên]], Biện lý [[bộ Hình]].
 
Năm [[Quý Hợi]] ([[1863]]), quân của [[Tạ Văn Phụng]] hoành hành đánh phá ở Hải An (hay Hải Yên, gồm [[Hải Dương]] và [[Quảng Yên]]), ông được cử làm Tán lý quân vụ để cùng với [[Trương Quốc Dụng]] đi bình định.
 
[[Tháng sáu|Tháng 6]] ([[âm lịch]]) năm [[1864]], đạo quân thứ Hải Yên đánh nhau với quân [[Tạ Văn Phụng]] tại La Khê (nay thuộc xã Tiền An, huyện [[Quảng Yên (thị xã)|Yên Hưng]], tỉnh [[Quảng Ninh]]). Quan quân [[nhà Nguyễn]] thất thế, bị quân thủy bộ của đối phương vây kín. Hiệp thống [[Trương Quốc Dụng]], Tán tương Trần Huy San và ông đều chết trận <ref>Theo ''Toát yếu'', tr. 411.</ref>.
 
Theo ''Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam'', sau khi Trương Quốc Dụng hy sinh, vì xúc động Văn Đức Khuê đã xua quân phản công, nhưng vì thế yếu, ông bèn tử tiết theo bạn <ref>''Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam'', tr. 939.</ref>, hưởng dương 57 tuổi, được truy tặng chức Bố chánh sứ.
Dòng 26:
 
==Sách tham khảo==
*[[Quốc sử quán (triều Nguyễn)|Quốc sử quán triều Nguyễn]] ([[Cao Xuân Dục]] làm Tổng tài), ''Đại Nam chính biên liệt truyện'' (bản dịch, trong bài gọi tắt là ''Chính biên''). Nhà xuất bản Văn học, 2004.
*Quốc sử quán triều Nguyễn (Cao Xuân Dục làm Tổng tài),'' Quốc triều chính biên toát yếu'' (bản dịch, trong bài gọi tắt là ''Toát yếu''). Nhà xuất bản Văn học, 2002.
*[[Nguyễn Q. Thắng]]-Nguyễn Bá Thế, ''Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam''. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1992.