Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vương Gia Vệ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 1 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q55431 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 15:
| academyawards =
}}
'''Vương Gia Vệ''' ([[chữChữ Trung QuốcHán phồn thể|Hoa phồn thể]]: ''王家衛'', [[chữChữ Trung QuốcHán giản thể|Hoa giản thể]]: ''王家卫'', [[bính âm Hán ngữ|bính âm]]: ''Wáng Jiāwèi'', [[tiếng Anh]]: ''Wong Kar-Wai'') (sinh ngày [[17 tháng 7]] năm [[1958]]) là một [[đạo diễn]], [[biên kịch]], [[nhà sản xuất]] nổi tiếng của [[điện ảnh Hồng Kông]]. Vương Gia Vệ là đạo diễn [[phim nghệ thuật]] hàng đầu của [[Hồng Kông]] từ đầu [[thập niên 1990]] cho đến nay, ở tầm quốc tế, ông thường được biết tới qua giải Đạo diễn xuất sắc nhất (''Prix de la mise en scène'') tại [[Liên hoan phim Cannes]] năm [[1997]] với bộ phim ''[[Xuân quang xạ tiết]]'' (''春光乍泄'').
 
== Tiểu sử ==
Vương Gia Vệ sinh ngày [[17 tháng 7]] năm [[1958]] tại [[Thượng Hải]], [[Trung Quốc]]. Năm Vương lên 5 tuổi, cả gia đình chuyển tới [[Hồng Kông]], đây là giai đoạn khó khăn của Vương Gia Vệ khi cậu chỉ biết nói [[quan thoại|tiếng Quan Thoại]] trong khi người Hồng Kông dùng [[tiếng Quảng Đông]], vì vậy Vương thường ngồi trong rạp chiếu bóng hàng tiếng đồng hồ với mẹ của cậu.
 
Tốt nghiệp khoa [[Đồ họa]] [[Đại học Bách khoa Hồng Kông]] (''Hong Kong Polytechnic College'') năm [[1980]], sự nghiệp nghệ thuật bắt đầu khi Vương Gia Vệ tham gia khóa đào tạo sản xuất phim của hãng truyền hình [[TVB]] và được giữ lại làm biên kịch phim truyền hình cho hãng.
Dòng 26:
Từ giữa [[thập niên 1980]], Vương Gia Vệ trở thành biên kịch và đạo diễn cho hãng phim ''The Wing Scope Co. and In-gear Film Production Company'' của nhà sản xuất nổi tiếng [[Đặng Quang Vinh]] (''鄧光榮''). Trong thời gian làm việc ở đây Vương bắt đầu hoàn thiện phong cách làm phim nghệ thuật độc đáo rất đặc trưng cho các bộ phim của ông sau này.
 
Năm [[1988]], Đặng Quang Vinh quyết định đầu tư cho Vương Gia Vệ thực hiện bộ phim đầu tiên, ''[[Vượng Giác Tạp môn|Vượng giác tạp môn]]'' (''旺角卡門''). Với sự tham gia ba ngôi sao của điện ảnh Hồng Kông lúc đó là [[Trương Học Hữu]], [[Lưu Đức Hoa]] và [[Trương Mạn Ngọc]], ''Vượng giác tạp môn'' đã thành công về mặt doanh thu.
 
Vương thực sự cất cánh trong nghiệp đạo diễn khi hoàn thành bộ phim thứ hai, ''[[A Phi chính truyện]]'' (''阿飛正傳'', [[1991]]), một tác phẩm bi kịch về những người trẻ tuổi mất phương hướng ở [[thập niên 1960]]. Được Đặng Quang Vinh đầu tư khá lớn và có sự góp mặt của ngôi sao [[Trương Quốc Vinh]] và [[Trương Mạn Ngọc]], ''A Phi chính truyện'' lại thu hút ít khán giả vì cho rằng nó quá khó hiểu. Tuy vậy, giới phê bình vẫn đánh giá bộ phim rất cao khi coi ''A Phi chính truyện'' như là một trong những bộ phim Hồng Kông hay nhất mọi thời đại (nó xếp thứ 3 trong [[Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông#100 phim hay nhất của điện ảnh Hoa ngữ|Danh sách 100 phim hay nhất]] của Điện ảnh tiếng Hoa trong 100 năm qua<ref name="100film">[http://www.hkfaa.com/news/100films.html Danh sách 100 phim hay nhất, HKFA]</ref>). Tại [[Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông]], bộ phim này đã giành giải Phim hay nhất, Vương Gia Vệ được trao giải Đạo diễn xuất sắc nhất còn Trương Quốc Vinh là người chiến thắng tại hạng mục Nam diễn viên chính xuất sắc nhất. Với ''A Phi chính truyện'', Vương Gia Vệ đã có vị trí riêng trong nền điện ảnh Hồng Kông với những tác phẩm giàu chất suy tư và những nhân vật có tính cách đặc biệt. Đây cũng là lần đầu tiên đạo diễn hợp tác với nhà quay phim nổi tiếng [[Christophe Doyle]], người quay phần lớn các bộ phim sau này của Vương Gia Vệ và cũng là người giúp những bộ phim của Vương luôn có được tông màu và góc quay rất riêng biệt.
Dòng 32:
Với những thành công bước đầu, Vương Gia Vệ cộng tác với [[Lưu Trấn Vĩ]] (''劉鎮偉'') mở hãng phim ''Jet Tone Films''. Bộ phim đầu tiên Vương thực hiện cho hãng này là ''[[Trùng Khánh Sâm Lâm]]'' (''重慶森林'', [[1994]]), một bộ phim về hai cặp tình nhân do [[Kaneshiro Takeshi]] - [[Lâm Thanh Hà]] và [[Lương Triều Vĩ]] - [[Vương Phi]] thủ vai. Thành công không kém gì ''A Phi chính truyện'', ''Trùng Khánh Sâm Lâm'' cũng giành 3 giải quan trọng tại Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông, đó là giải Phim hay nhất, giải Đạo diễn xuất sắc nhất thứ hai cho Vương và giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất cho Lương Triều Vĩ. Trong Danh sách 100 phim hay nhất của Điện ảnh tiếng Hoa, bộ phim này được xếp thứ 22<ref name="100film"/>. Năm [[1995]], Vương cho ra mắt ''[[Đọa lạc thiên sứ]]'' (''墮落天使''), bộ phim được coi là phần tiếp theo của ''Trùng Khánh Sâm Lâm''. Được giới phê bình đánh giá khá cao, bộ phim mang về cho Vương một đề cử tại Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông và là tác phẩm đưa [[Mạc Văn Úy]] trở thành ngôi sao mới của điện ảnh nước này.
 
Giữa ''Trùng Khánh Sâm Lâm'' và ''Đọa lạc thiên sứ'', Vương quay trở lại đề tài phim kiếm hiệp Trung Quốc truyền thống khi khai thác tiểu thuyết [[Anh hùng xạ điêu]] của [[Kim Dung]] vào bộ phim ''[[Đông Tà Tây Độc|Đông tà Tây độc]]'' (''東邪西毒'', [[1994]]). Phim được quay tại [[Trung Quốc đại lục|Trung Hoa đại lục]] với kinh phí lớn và dàn diễn viên toàn sao gồm Trương Quốc Vinh (vai [[Âu Dương Phong]]), [[Lương Gia Huy]] (vai [[Hoàng Dược Sư]]), [[Trương Học Hữu]] (vai [[Hồng Thất Công]]), Lương Triều Vĩ, Lâm Thanh Hà, [[Lưu Gia Linh]], Trương Mạn Ngọc và [[Dương Thái Ni]], cuối cùng doanh thu ''Đông tà Tây độc'' lại thất bại nặng nề (chỉ thu được khoảng 9 triệu [[Đô la Hồng Kông|HKD]] so với 40 triệu [[Đô la Hồng Kông|HKD]] đầu tư) vì nó có phong cách khác hẳn các bộ phim kiếm hiệp thông thường của điện ảnh Hồng Kông.
 
Sau khi khẳng định được vị trí ở Hồng Kông, Vương Gia Vệ bắt đầu được giới điện ảnh quốc tế biết đến khi ông trở thành người Hoa đầu tiên được trao giải Đạo diễn xuất sắc nhất (''Prix de la mise en scène'') tại [[Liên hoan phim Cannes]] năm [[1997]] với bộ phim ''[[Xuân quang xạ tiết]]'' (''春光乍泄''), đây cũng là bộ phim lớn cuối của của Trương Quốc Vinh, ngôi sao thường rất thành công trong các bộ phim của Vương. Năm [[2000]], Vương Gia Vệ một lần nữa tham dự Liên hoan phim Cannes với bộ phim ''[[Tâm trạng khi yêu]]'' (''花樣年華'') do Lương Triều Vĩ và Trương Mạn Ngọc thủ vai chính. Tại Liên hoan, Lương Triều Vĩ đã được trao giải Nam diễn viên xuất sắc nhất cho vai nhà báo ''Chu Mộ Vân'' trong phim này. Sau đó cũng tại [[Pháp]], ''Tâm trạng khi yêu'' đã giành giải Phim nước ngoài hay nhất tại [[Giải thưởng Điện ảnh César]].
Dòng 38:
Năm [[2004]], Vương Gia Vệ hoàn thành ''[[2046 (phim)|2046]]'', bộ phim được coi là chương thứ ba của câu chuyện bắt đầu bằng ''A Phi chính truyện'' và tiếp tục bởi ''Tâm trạng khi yêu''. Giống như phần lớn các tác phẩm khác của Vương, ''2046'' cũng thu hút được ít khán giả và không thu hồi được vốn đầu tư mặc dù vẫn có sự xuất hiện của các ngôi sao quen thuộc trong phim của đạo diễn này như Lương Triều Vĩ, Trương Mạn Ngọc, Lưu Gia Linh và hai nữ diễn viên nổi tiếng nhất lúc này của [[Trung Quốc]] là [[Củng Lợi]] và [[Chương Tử Di]]. Đây cũng là bộ phim duy nhất của Vương Gia Vệ làm đạo diễn trước năm [[2005]] không lọt vào danh sách 100 phim hay nhất của điện ảnh Hoa ngữ (được bầu chọn năm 2005)<ref name="100film"/>.
 
Tháng 2 năm [[2006]], Vương thực hiện bộ phim nói [[tiếng Anh]] đầu tiên, ''[[My Blueberry Nights]]'' ([[tiếng Trung Quốc]]: ''藍莓之夜'', [[Từ Hán-Việt|Hán Việt]]: ''Lam môi chi dạ''). Theo đúng truyền thống chọn diễn viên của mình, Vương mời toàn diễn viên nổi tiếng của [[Hollywood]] vào vai trong ''My Blueberry Nights'' gồm [[Jude Law]], [[Rachel Weisz]], [[Natalie Portman]] và ngôi sao [[jazz|nhạc Jazz]] [[Norah Jones]] (tham gia bộ phim đầu tiên của cô).
 
=== Công việc khác ===
Dòng 115:
|
|-
| '''[[Vượng Giác Tạp môn|Vượng giác tạp môn]]'''<br />(''旺角卡門'')
| Đạo diễn, biên kịch
| Phim đầu tiên do Vương đạo diễn
Dòng 193:
 
== Liên kết ngoài ==
* [http://www.imdb.com/name/nm0939182/ Vương Gia Vệ trên [[Internet Movie Database|IMDb]]]
* [http://www.theyshootpictures.com/karwaiwong.htm Vương Gia Vệ trên "They Shoot Pictures, Don't They?"]
* [http://www.lovehkfilm.com/people/wong_kar_wai.htm Vương Gia Vệ trên Lovehkfilm.com]