Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vương Tả Quải”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
'''Vương Tử Thuận''' (chữ Hán: 王子顺, ? – 1630) <ref name="D1">[[Đàm Thiên]], '''Quốc các''', quyển 91, "tháng giêng năm Sùng Trinh thứ 3" chép: ''Tên cướp vùng biên Thiểm Tây Vương Tử Thuận, hiệu là Tả quải tử''</ref> <ref>[[Cố Thành]], '''Minh mạt nông dân chiến tranh sử, Bạo phát''': ''...phần nhiều sử tịch chép là Vương Tử Thuận''</ref> hay '''Vương Chi Tước''' (王之爵) <ref>[[Đái Lạp]], [[Ngô Thù]], '''Hoài Lăng lưu khấu thủy chung lục, quyển 1''': ''Tả Quải, tên Chi Tước, không phải Tử Thuận''</ref> <ref>[[Đàm Thiên]], '''Quốc các, quyển 91''', "tháng 6 năm Sùng Trinh thứ 3" lại chép: ''Vương Tử Thuận, tên khác Chi Tước''</ref>, '''Vương Chi Thuận''' (王之顺) <ref>[[Đàm Thiên]], '''Quốc các, quyển 91''', "tháng 12 năm Sùng Trinh thứ 3" lại chép: ''Giặc Thanh Giản là Vương Chi Thuận''</ref> <ref>[[Cố Thành]], '''Minh mạt nông dân chiến tranh sử, Bạo phát''': ''...có thể là nhầm lẫn vì 2 chữ Tước (爵) và Thuận (Phồn thể: 舜) khá giống nhau''</ref>, xước hiệu là '''Tả quải tử''' <ref name="D1"/>, thường được gọi là '''Vương Tả Quải''' (王左挂), người [[Thanh Giản]], [[Thiểm Tây]], một trong thủ lãnh đầu tiên của phong trào khởi nghĩa nông dân cuối [[nhà Minh|đời Minh]].
 
==Quá trình hoạt động==
Năm [[Minh Tư Tông|Sùng Trinh]] đầu tiên (1628), chính quyền nhà Minh hủ bại, cả nước mấy năm liên tiếp mất mùa đói kém, nông dân bảo nhau ‘''cùng nhau ngồi một chỗ mà chết đói, sao không ăn cướp mà chết''’, Vương Tả Quải kêu gọi hơn vạn người nổi dậy ở [[Nghi Xuyên]], Thiểm Tây. Sau đó chuyển đi chiến đấu ở các nơi [[Chân Ninh]], [[Tam Thủy]], [[Diệu Châu]], từng bị [[Hồng Thừa Trù]] vây ở [[Vân Dương]], nhờ mưa gió sấm chớp che chở chạy thoát.
 
Ông lại thua trận ở sông Hoài Ninh (nay là [[Hòe Lý|sông Hòe Lý]]), nên vào mùa xuân năm thứ 3 (1630), đưa 120 người đến gặp tổng binh [[Đỗ Văn Hoán]] xin hàng, được tiếp nhận. Bấy giờ, một số ít đầu mục do [[Lý Tự Thành]] cầm đầu, tỏ ra bất mãn với quyết định đầu hàng của Tả Quải nên ly khai. Ông cũng không thực lòng quy thuận, mà ngầm tìm cơ hội nổi dậy trở lại. Khi nghĩa quân [[Bạch Nhữ Học]] đánh cướp [[Tuy Đức]], Tả Quải muốn làm nội ứng nhưng không thực hiện được. Hồng Thừa Trù vốn không bằng lòng chiêu an, chỉ muốn tiễu trừ, lại thấy ông có bụng khác, vào tháng 8 năm ấy cùng Thiểm Tây tuần án [[Lý Ứng Kỳ]], tổng binh Đỗ Văn Hoán sắp đặt, đem bọn Tả Quải 98 người, toàn bộ giết hại.