Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Rwanda”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
auto khoảng cách
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
{{Tóm tắt về quốc gia |
Tên chính = ''Repubulika y'u Rwanda''<br />''République Rwandaise'' |
Tên thường = Rwanda |
Tên ngắn = Rwanda |
Lá cờ = Flag of Rwanda.svg |
Huy hiệu = Coat of arms of Rwanda.svg |
Khẩu hiệu = ''Liberté, Coopération, Progrès''<br />(''Tự do, Hợp tác, Tiến bộ'') |
Bản đồ = LocationRwanda.png |
Quốc ca = ''[[Rwanda nziza]]'' |
Dòng 19:
Thành phố lớn nhất = [[Kigali]] |
Loại chính phủ = [[Cộng hòa]] |
Loại viên chức = [[Tổng thống Rwanda|Tổng thống]]<br />[[Thủ tướng Rwanda|Thủ tướng]]|
Tên viên chức = [[Paul Kagame]]<br />[[Bernard Makuza]] |
Diện tích = 26.338 |
Đứng hàng diện tích = 144 |
Dòng 45:
Loại chủ quyền = [[Độc lập]]|
Sự kiện thành lập = &nbsp;- Ngày |
Ngày thành lập = Từ [[Bỉ]] <br /> [[1 tháng 7]] năm [[1962]] |
Đơn vị tiền tệ = [[Franc Rwanda]] |
Dấu đơn vị tiền tệ = |
Dòng 61:
'''Rwanda''' {{IPA2|ɾ(g)wɑndɑ}}, tên chính thức '''Cộng hòa Rwanda''' ([[tiếng Pháp]]: ''République Rwandaise''; [[tiếng Anh]]: ''Republic of Rwanda''; [[tiếng Rwanda]]: ''Repubulika y'u Rwanda''; [[tiếng Việt]]: '''Cộng hòa Ru-an-đa'''), là một quốc gia nhỏ [[nằm kín trong lục địa]] tại [[Vùng hồ lớn (Châu Phi)|Vùng hồ lớn]] trung đông [[Châu Phi|Phi]]. Nước này có dân số xấp xỉ 9 triệu người. Rwanda giáp biên giới với [[Uganda]], [[Burundi]], [[Cộng hòa Dân chủ Congo]] và [[Tanzania]]. Nước này có địa hình đồi và đất đai màu mỡ. Điều này giải thích danh hiệu "Vùng đất của một nghìn quả đồi, " (tiếng Pháp: Pays des Mille Collines, {{IPA|/pei de mil kɔ. lin/}}) ("Igihugu cy'Imisozi Igihumbi" trong tiếng Kinyarwanda.)
 
Rwanda là một trong những nước có mật độ dân số cao nhất lục địa đen. Nước này nổi tiếng trên thế giới về vụ [[nạn diệt chủng Rwanda|diệt chủng]] năm [[1994]] dẫn tới cái chết của 1 triệu người chỉ trong 100 ngày nội chiến đẫm máu. Ngoài vụ thảm sát năm 1994, Rwanda cũng có một lịch sử xung đột lâu dài và tàn khốc, bạo lực và thảm sát hàng loạt.<br /></br>
 
Rwanda phụ thuộc vào [[nông nghiệp tự cung tự cấp]], mật độ dân số cao và ngày càng tăng, đất đai thoái hóa và khí hậu bất thường khiến tình trạng nghèo đói và suy dinh dưỡng lan rộng và đã thành một nạn dịch quốc gia.<ref name="Bradt104">{{chú thích sách | author = Philip Briggs & Janice Booth | url = http://www.bradt-travelguides.com/details.asp?prodid=104 | title = Rwanda travel guide (country guides) | edition = 3rd ed | publisher = Bradt Travel Guides | year = 2006}}</ref>
Dòng 70:
=== Vương quốc Rwanda ===
 
Người [[Twa]] có lẽ đã từng sống trong và xung quanh Rwanda từ 35.000 năm. Theo truyền thuyết do những người Châu Âu đầu tiên tới đây đưa ra, gồm cả [[John Hanning Speke]], nhóm người [[Hutu]] đã tới Rwanda từ châu thổ [[sông Congo]]. Truyền thuyết này còn nói thêm rằng giữa thế kỷ 14 và 15, dân cư du mục đồng cỏ [[Tutsi]] đã tới đây từ [[Ethiopia]], nơi họ lai một chút dòng máu da trắng. Theo cách này, những người định cư [[châu Âu]] giải thích nguồn gốc cái mũi hẹp và vóc dáng cao của nhóm người [[Tutsi]]—những đặc điểm được cho là riêng có của cái gọi là giống người da trắng thượng đẳng.<br /></br>
 
Dù truyền thuyết này vẫn được lặp lại, thông thường là không có minh chứng về nguồn gốc, các nhà ngôn ngữ học và di truyền học hiện đại đặt nghi vấn về nó, câu chuyện có thể đã được kể lại tại những ngôi trường nông thôn thời [[thuộc địa]] và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong [[xã hội]] Rwanda.<ref>{{chú thích web|url=http://www.ciaonet.org/isa/wrs01/|title=Genocide in Rwanda: Draft Case Study for Teaching Ethics and International Affairs|accessdate=2007-08-26|date=2000-03-14|publisher=Columbia International Affairs Online}}</ref>,<ref>{{chú thích web|url=http://www.africansocieties.org/eng_giugno2002/eng_rwanda.htm|title=The social construction of hate|accessdate=2007-08-26|date=2002-05-24|publisher=Theory, Culture & Society}}</ref> Thực tế, [[Kinyarwanda]], ngôn ngữ của tất cả những người dân Rwanda, đã thống nhất đất nước. Nếu một người coi ngôn ngữ hình thành nên cơ bản của chủng tộc, như ở các quốc gia [[Châu Phi]] khác, thì tất cả người dân Rwanda đều thuộc nhóm sắc tộc [[Kinyarwanda]]. Hơn nữa, tất cả người dân Rwanda đều có, như họ vẫn đang có, cùng tôn giáo và văn hóa, dù [[Thiên Chúa giáo|Thiên chúa giáo]] sau này có thể thay thế các đức tin truyền thống Rwanda.<ref>{{chú thích web|url=https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/rw.html|title=The World Factbook: Rwanda|accessdate=2007-08-26|date=2007-04-21|publisher=C. I. A.}}</ref> Vì thế, theo những tiêu chuẩn được nhiều người công nhận, tất cả người dân Rwanda đều thuộc một sắc tộc.<br /></br>
 
Rwanda thời tiền thuộc địa không còn lưu lại bất kỳ một văn bản nào, và điều thực tế đã diễn ra hiện chỉ còn lại lờ mờ sau những truyền thuyết do người Châu Âu sáng tạo ra. Tuy nhiên, cái đã được biết rõ hiện nay là Vương quốc Rwanda đã từng ở trình độ tổ chức cao, là một xã hội đồng nhất, với tôn giáo và các câu truyện thần thoại riêng. Đất nước này, thậm chí khi ấy đã được biết đến vì tính kỷ luật của [[quân đội]], đã thành công trong việc chống chọi các cuộc tấn công từ những kẻ ngoại bang, và tung ra những cuộc tấn công vào Vương quốc Burundi và vùng lãnh thổ phía tây [[hồ Kivu]]. Không có bằng chứng về sự bất hòa xã hội trước khi những người Châu Âu đặt chân đến đây.
Dòng 84:
=== Thời kỳ thuộc địa ===
 
Sau khi ký kết các hiệp ước với các vị thủ lĩnh vùng [[Tanganyika]] trong giai đoạn 1884-1885, Đức tuyên bố [[Tanganyika]], Rwanda và [[Burundi]] là lãnh thổ của họ. [[Gustav Adolf von Götzen|Bá tước von Götzen]] đã gặp gỡ Tutsi Mwami lần đầu tiên năm 1894. Tuy nhiên, khi chỉ có 2.500 binh sĩ tại [[Đông Phi thuộc Đức|Đông Phi]], [[Đức]] không muốn hành động nhiều trong việc thay đổi các cấu trúc xã hội tại hầu hết các vùng, đặc biệt là tại Rwanda. Sau cái chết của Mwami năm 1895, một giai đoạn bất ổn diễn ra. Những người Đức và các nhà truyền giáo khi ấy bắt đầu thâm nhập vào đất nước từ Tanganyika năm 1897-98.<br /></br>
 
Tới năm 1899 những người Đức đã có một số ảnh hưởng qua việc thiết lập một số cố vấn bên trong các triều đình của những vị thủ lĩnh địa phương. Đa phần thời gian của [[người Đức]] là để chiến đấu chống lại các cuộc nổi dậy tại Tanganyika, đặc biệt là cuộc [[Nổi dậy Maji-Maji|chiến tranh Maji-Maji]] giai đoạn 1905-1907. Ngày [[14 tháng 5]] năm [[1910]], [[Hội nghị châu Âu]] tại [[Bruxelles|Brussels]] ấn định các biên giới của [[Uganda]], [[Congo]], và [[Đông Phi thuộc Đức]] gồm cả Tanganyika và Ruanda-Urundi.<ref>{{chú thích web|url=http://www.law.fsu.edu/library/collection/LimitsinSeas/IBS052.pdf|title=International Boundary Study: Democratic Republic of the Congo (Zaire) -- Rwanda Boundary|accessdate=2006-06-05|date=1965-06-15|publisher=Department of State, Washington, D.C., US}}</ref> Năm 1911, người Đức giúp người Tutsi tiêu diệt một cuộc nổi dậy của người Hutus ở vùng phía bắc Rwanda, những người không muốn chịu sự quản lý của chính quyền trung ương Tutsi.<br /></br>
 
Trong [[Chiến tranh thế giới thứ nhất|Thế chiến thứ I]], năm 1916, các lực lượng Bỉ tiến từ Congo vào các thuộc địa vùng Đông Phi của Đức. Sau khi [[Đức]] thua trận, [[Bỉ]] chấp nhận [[Uỷ trị của Hội quốc Liên]] năm [[1923]] cai quản Ruanda-Urundi cùng [[Congo]], trong khi [[Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland|Anh Quốc]] chấp nhận Tanganyika và các thuộc địa khác của Đức. Sau [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Thế chiến II]] Ruanda-Urundi trở thành một [[Lãnh thổ Uỷ thác Liên hiệp quốc|"Lãnh thổ uỷ thác" Liên hiệp quốc]] do Bỉ quản lý. [[Người Bỉ]] đã can thiệp vào trong vùng ở mức độ trực tiếp cao hơn nhiều so với [[Đức]] và mở rộng giám sát cả lĩnh vực [[giáo dục]] và [[nông nghiệp]]. Nông nghiệp là lĩnh vực đặc biệt quan trọng sau hai trận hạn hán và những nạn đói năm 1928-29 và 1943. Những nạn đói đó đã dẫn tới những làn sóng di cư lớn của người Rwanda tới nước Congo láng giềng.<ref name="assets. cambridge. org">{{chú thích web|url=http://assets.cambridge.org/97805218/13662/sample/9780521813662ws.pdf|title=Re-imagining Rwanda: Conflict, Survival and Disinformation in the Twentieth Century|accessdate=2006-06-05|date=2002-03-01|publisher=School of Oriental and African Studies, University of London (Cambridge University Press)}}</ref><br /></br>
 
Những kẻ thực dân Bỉ cũng đã chấp nhận tầng lớp cai trị sẵn có trước đó, ví dụ, nhóm thiểu số Tutsi tầng lớp trên và các tầng lớp thấp hơn gồm người Hutus và người dân thường Tutsi. Tuy nhiên, vào năm 1926, Bỉ đã xóa bỏ các chức vụ "thủ lĩnh đất đai", "thủ lĩnh gia súc" và "thủ lĩnh quân đội" địa phương, và khi làm vậy họ đã tước đoạt của người Hutu quyền lực hạn chế của họ với đất đai. Trong thập niên 1920, dưới mối đe dọa quân sự, Bỉ cuối cùng đã giúp đỡ thành lập các vương quốc Hutu ở phía tây bắc, những vương quốc này được giữ quyền kiểm soát đất đai không thuộc sở hữu của Mwami, dưới sự quản lý của chính quyền hoàng gia Tutsi trung ương.<ref name="assets. cambridge. org"/> Hai hành động này đã tước đi quyền chính trị của người Hutu. Những vùng đất to lớn, đã được tập trung hóa khi ấy bị chia thành nhiều vùng đất nhỏ thuộc quyền quản lý của các thủ lĩnh.<ref>{{chú thích web|url=http://www.fig.net/pub/fig_2002/Ts7-7/TS7_7_rurangwa.pdf|title=Perspective of Land Reform in Rwanda|accessdate=2006-06-05|date=2002-04-26|publisher=Ministry of Lands, Human Settlement, and Environmental Protection, Kigali, Rwanda}}</ref><br /></br>
 
Việc phân chia những vùng đất của người Hutu khiến [[Yuhi IV nước Rwanda|Mwami Yuhi IV]] tức giận, ông đã hy vọng tập trung hơn nữa quyền lực của mình tới mức độ đủ mạnh để tống khứ những người Bỉ. Năm 1931 những âm mưu của người Tutsi chống lại chính quyền Bỉ khiến [[người Bỉ]] hạ bệ Tutsi [[Mwami Yuhi]]. Việc này khiến người Tutsi đứng lên cầm vũ khí chống [[Bỉ]], nhưng vì sợ ưu thế quân sự của Bỉ, họ không dám ra mặt nổi dậy.<ref>{{chú thích web|url=http://www.hrcberkeley.org/download/Rwanda-Curriculum-English1.pdf|title=The Teaching of the History of Rwanda: A Participatory Approach (A Reference Book for Secondary Schools in Rwanda)|accessdate=2007-06-05|date=2007-03-01|publisher=Ministry of Education, Science, Technology and Research, Kigali, Rwanda, and UC Berkeley Human Rights Center, Berkeley, US}}</ref><br /></br>
 
[[Nhà thờ]] [[Cơ Đốc giáo La Mã]] và các chính quyền thuộc địa Bỉ coi người Hutu và người Tutsi là các dòng giống sắc tộc khác nhau dựa trên những khác biệt về hình thể và cách thức di cư. Tuy nhiên, vì sự tồn tại của nhiều người Hutu giàu có, những người có cùng tình trạng tài chính (nếu không phải là hình thể) tương tự người Tutsi, người Bỉ đã sử dụng thủ đoạn phân tầng xã hội dựa theo số lượng gia súc người đó sở hữu. Bất kỳ ai có mười con gia súc hoặc hơn được coi là một thành viên của tầng lớp quý tộc Tutsi. Từ năm 1935 trở về sau, "Tutsi", "Hutu" và "Twa" được ghi rõ trên chứng minh thư.<br /></br>
 
Nhà thờ Cơ Đốc giáo La mã, những nhà [[sư phạm]] chủ chốt trong nước, cũng góp phần mở rộng những sự khác biệt giữa Hutu và Tutsi. Họ phát triển những hệ thống giáo dục riêng biệt cho mỗi nhóm. Trong thập niên 1940 và 1950 đa phần sinh viên là người Tutsi. Năm 1943, [[Mwami Mutari III]] trở thành vị vua Tutsi đầu tiên cải đạo theo [[Kitô giáo|Cơ Đốc giáo]].<br /></br>
 
Những kẻ thực dân Bỉ tiếp tục phải dựa vào tầng lớp quý tộc Tutsi để thu thuế và thực hiện các chính sách của mình. Họ duy trì ưu thế thống trị của Tutsi trong bộ máy hành chính thuộc địa và mở rộng hệ thống lao động Tutsi cho những mục đích thuộc địa. Liên hiệp quốc sau này đã chỉ trích chính sách này và yêu cầu tăng cường đại diện Hutu trong những vấn đề địa phương. Năm 1954 triều đình Tutsi của Ruanda-Urundi yêu cầu được độc lập khỏi Bỉ. Cùng lúc ấy họ đồng ý hủy bỏ hệ thống nô lệ giao kèo ([[ubuhake|''ubuhake'' và ''uburetwa'']]) những người Tutsi đã áp dụng với người Hutu cho tới thời điểm đó.<br /></br>
 
Trong thập niên 1950 và đầu thập niên 1960, một làn sóng [[Chủ nghĩa Liên Phi]] tràn khắp [[Trung Phi]], với các nhà lãnh đạo như [[Julius Nyerere]] tại Tanzania và [[Patrice Lumumba]] tại [[Congo]]. Tình cảm chống thực dân nổi lên khắp [[Trung Phi]], và một nền tảng [[chủ nghĩa xã hội]] cho sự thống nhất Châu Phi cũng như sự bình đẳng cho tất cả người dân [[Châu Phi]] được xúc tiến. Chính Nyerere đã viết về sự phát triển các tầng lớp ưu tú của các hệ thống giáo dục,<ref>{{chú thích web|url=http://www.infed.org/thinkers/et-nye.htm|title=Julius Nyerere: Lifelong Learning and Informal Education|accessdate=2007-05-27|date=2007-05-27|publisher=infed (Informal Education website), London, UK}}</ref> mà người Hutu coi là một bản cáo trạng về hệ thống giáo dục cho các tầng lớp ưu tú cho người Tutsi trong chính đất nước của họ.<br /></br>
 
Được khuyến khích bởi những người ủng hộ Thuyết Liên Phi, người Hutu tán thành Nhà thờ Cơ đốc giáo, và bởi những tín đồ [[Thiên Chúa giáo]] [[Bỉ]] (những người dần có ảnh hưởng ở Congo), tình cảm chống giới quý tộc Tutsi của người Hutu dần phát triển. Sự uỷ trị của [[Liên Hiệp Quốc]], tầng lớp lãnh chúa Tutsi, và những kẻ thực dân Bỉ đều góp phần vào tình trạng căng thẳng ngày càng tăng đó.<br /></br>
 
Phong trào "giải phóng" của người Hutu xuất hiện nhờ [[Gregoire Kayibanda]], người sáng lập [[Parmehutu|PARMEHUTU]], và chính ông đã viết "Hutu Manifesto" năm 1957. Phong trào này nhanh chóng được quân sự hóa.<br /></br>
 
Để phản ứng, năm 1959, đảng UNAR được những người Tutsi với tham vọng giành độc lập ngay lập tức cho Ruanda-Burundi thành lập, dựa trên chế độ triều đình Tutsi sẵn có. Nhóm này cũng đã nhanh chóng được quân sự hóa. Những cuộc xích mích bắt đầu diễn ra giữa các nhóm UNAR và PARMEHUTU.<br /></br>
 
Sau đó vào tháng 7 năm 1959, Tutsi Mwami (Vua) [[Mutara III]] Charles mà những người Rwanda Tutsi cho là đã bị ám sát, khi ông qua đời sau khi được một bác sĩ Flemish tiêm vắc xin thông thường tại Bujumbura. Người em trai nửa dòng máu của ông trở thành vị vua tiếp theo của Tutsi monarch, Mwami (Vua) [[Kigeli V]].<br /></br>
 
Tháng 11 năm 1959, các lực lượng Tutsi bắt giữ một chính trị gia Hutu, [[Dominique Mbonyumutwa]], và những lời đồn đại về cái chết của ông ta đã gây ra tình trạng bạo lực chống lại người Tutsi được gọi là "làn gió phá hoại. " Hàng nghìn người Tutsi đã bị giết hại và hàng nghìn người khác, gồm cả Mwami, bỏ chạy tới nước Uganda láng giềng trước khi lực lượng đặc biệt của Bỉ tới vãn hồi trật tự. Nhiều người Bỉ sau này đã bị các lãnh đạo Tutsi lên án đã xúi giục những người Hutu gây ra bạo lực.<br /></br>
 
Những người tị nạn Tutsi cũng bỏ chạy tới tỉnh Nam Kivu của Congo, nơi họ tự gọi mình là ''Bunyamalengi''. Cuối cùng họ trở thành một lực lượng chính trong [[Nội chiến Congo|Cuộc chiến tranh Congo thứ nhất và thứ hai]].<br /></br>
 
Năm 1960, [[chính phủ Bỉ]] đồng ý tổ chức các cuộc bầu cử đô thị dân chủ tại Ruanda-Urundi, trong đó những đại diện người Hutu đã được cộng đồng Hutu đa số bầu lên. Sự thay đổi triệt để trong cơ cấu quyền lực này đa đe dọa hệ thống ưu thế có từ nhiều thế kỷ của người Tutsi được duy trì bởi chế độ quân chủ.<br /></br>
 
Một nỗ lực nhằm thành lập một nhà nước Ruanda-Urundi độc lập với sự phân chia quyền lực Tutsi-Hutu đã không thành công, chủ yếu bởi sự leo thang bạo lực. Chính phủ Bỉ, với sự hối thúc của Liên hiệp quốc, vì thế đã quyết định chia Ruanda-Urundi thành hai quốc gia riêng biệt, Rwanda và Burundi. Mỗi nước đều tổ chức bầu cử riêng năm 1961 để chuẩn bị cho nền độc lập.