Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Desmond Tutu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 68 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q43033 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 23:
}}
 
'''Desmond Mpilo Tutu''' (sinh ngày 7.10.1931) là nhà hoạt động người [[Cộng hòa Nam Phi|Nam Phi]] và tổng giám mục [[Anh giáo]] nghỉ hưu, người đã nổi tiếng khắp thế giới trong thập niên 1980 như là một đối thủ của chính sách [[apartheid]] ở Nam Phi. Ông là người da đen Nam Phi đầu tiên làm [[Tổng giám mục Cape Town]], Nam Phi và [[giáo chủ]] giáo hội Anh giáo Tỉnh Nam Phi (nay là [[Giáo hội Anh giáo Nam Phi]]).
 
Tutu đã hoạt động tích cực trong việc bảo vệ [[nhân quyền]] và dùng uy tín cá nhân của mình để vận động đấu tranh cho những người bị áp bức. Ông đã vận động đấu tranh chống bệnh [[HIV/AIDS|AIDS]], bệnh [[lao]], tật [[ghê sợ đồng tính luyến ái]], [[ghê sợ chuyển đổi giới tính]] (transphobia), nạn [[nghèo]] và chủ nghĩa [[phân biệt chủng tộc]].
Tutu đã được trao [[Giải Nobel Hòa bình]] năm 1984, [[Giải Albert Schweitzer cho chủ nghĩa nhân đạo]] năm 1986, [[Giải Pacem in Terris]] năm 1987, [[Giải Hòa bình Sydney]] năm 1999, [[Giải Hòa bình Gandhi]] năm 2005,<ref>{{chú thích web|url = http://www.mg.co.za/article/2006-10-03-tutu-to-be-honoured-with-gandhi-peace-award| title = Tutu to be honoured with Gandhi Peace Award|accessdate =11 November 2008}}</ref> và [[Huân chương Tự do Tổng thống]] năm 2009.
 
Dòng 33:
Mặc dù Tutu muốn trở thành một [[thầy thuốc]], nhưng gia đình không thể chu cấp tiền cho việc học, nên ông đành theo nghề dạy học của người cha. Tutu học ở “Pretoria Bantu Normal College” từ năm 1951 tới năm 1953, rồi dạy học ở Trường trung học Bantu Johannesburg và trường trung học Munsienville tại thành phố Mogale. Tuy nhiên, ông đã từ chức sau khi [[Đạo luật giáo dục Bantu]] được thông qua, để phản đối viễn cảnh giáo dục nghèo nàn dành cho những người da đen Nam Phi. Sau đó ông học môn [[Thần học]] ở [[St. Martin's School|St Peter's Theology College]] tại [[Rosettenville, Gauteng|Rosettenville]], Johannesburg. Năm 1960 ông được phong chức [[mục sư]] [[Anh giáo]] nối gót [[Trevor Huddleston]], nhà hoạt động và là cố vấn tin cậy của ông.
 
Từ năm 1962 tới 1966 Tutu sang học ở [[King's College London]], đậu bằng [[cử nhân (định hướng)|cử nhân]] và [[thạc sĩ]] [[thần học]]. Trong thời gian này ông làm việc bán thời gian như mục sư phó xứ, lúc đầu ở nhà thờ St. Alban, [[Golders Green]], sau đó ở nhà thờ St. Mary tại [[Bletchingley]], [[Surrey]].<ref name='albans'>{{chú thích sách | last = Gish | first = Steven | title = Desmond Tutu. A Biography | publisher=Greenwood Press | year = 2004| url = | doi = 10.1336/0313328609 | isbn = 978-0-313-32860-2 }}</ref> Sau đó ông trở về Nam Phi và từ năm 1967 đến năm 1972 đã dùng các bài nói chuyện của mình để làm nổi bật hoàn cảnh của dân châu Phi. Ông đã viết một bức thư gửi cho thủ tướng [[B.J. Vorster]], trong đó ông mô tả tình hình ở Nam Phi là một "thùng thuốc súng, có thể nổ tung bất cứ lúc nào"; bức thư đó không được trả lời. Ông trở thành mục sư tuyên úy tại [[Đại học Fort Hare]] vào năm 1967, nơi đầy những người bất đồng chính kiến và là một trong vài trường đại học có chất lượng cho sinh viên châu Phi ở miền Nam châu Phi. Từ năm 1970 đến 1972, Tutu giảng dạy tại [[Đại học Quốc gia Lesotho]].
 
Năm 1972, Tutu trở lại [[Vương quốc Anh]], được bổ nhiệm làm phó giám đốc “Quỹ giáo dục Thần học” của [[World Council of Churches]] (Hội đồng các giáo hội thế giới) tại [[Bromley]], [[Kent]]. Năm 1975, ông trở lại Nam Phi, được bổ nhiệm chức trưởng đoàn mục sư Anh giáo của [[Nhà thờ chính tòa]] thánh Maria ở [[Johannesburg]] -— người da đen đầu tiên giữ chức này.
 
==Vai trò trong thời kỳ apartheid==
Năm 1976, các cuộc phản đối ở [[Soweto]], cũng gọi là [[Soweto Riots]], chống lại việc chính phủ dùng [[afrikaans|tiếng Afrikaans]]<ref>ngôn ngữ của người da trắng ở Nam Phi, phái sinh từ [[tiếng Hà Lan]]</ref> như một phương tiện giảng dạy bắt buộc trong các trường của người da đen, đã trở thành một cuộc nổi dậy lớn chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Từ đó Tutu ủng hộ việc [[tẩy chay]] kinh tế đối với nước mình. Ông mạnh mẽ phản đối chính sách "[[constructive engagement]]" (tham gia có tính xây dựng) của chính phủ Hoa Kỳ [[Ronald Reagan]] nhằm ủng hộ “friendly persuasion” ("thuyết phục cách thân thiện" ). Tutu rất ủng hộ việc ngưng [[đầu tư]] (từ nước ngoài vào Nam Phi), mặc dù việc này ảnh hưởng mạnh nhất tới các người nghèo, vì nếu ngưng đầu tư thì sẽ khiến các người da đen thất nghiệp; tuy nhiên Tutu biện luận rằng, dù sao họ cũng phải chịu thiệt thòi "cho một mục đích". Năm 1985, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh (hai nước chính đầu tư vào Nam Phi) đã ngừng mọi khoản đầu tư vào Nam Phi. Kết quả là việc ngưng đầu tư đã thành công, khiến cho giá trị của đồng [[rand Nam Phi rand|Rand]] sụt giảm hơn 35%, gây sức ép khiến chính phủ phải quay sang cải cách.Tutu tăng cường lợi thế và tổ chức các cuộc tuần hành hòa bình đưa khoảng 30.000 người xuống đường ở [[Cape Town]].<ref name=tutustory>{{chú thích web |url=http://www.christiancentury.org/article.lasso?id=2441|author=Wood, Lawrence|title=Tutu's story|date=17 October 2006| publisher=The Christian Century|accessdate=4 April 2008}}</ref>
 
Tutu làm giám mục Lesotho từ năm 1976 tới 1978, nơi ông trở thành [[tổng thư ký]] của [[South African Council of Churches]] (Hội đồng các giáo hội Nam Phi). Ở cương vị này, ông có thể tiếp tục việc chống lại chủ nghĩa apartheid với sự tán thành của hầu hết các giáo hội. Qua bài viết và bài nói chuyện của ông ở trong nước và ở nước ngoài, Tutu luôn ủng hộ việc [[hòa giải]] giữa tất cả các bên liên quan đến phân biệt chủng tộc. Việc chống đối chủ trương phân biệt chủng tộc của Tutu rất mạnh mẽ và rõ ràng, và ông đã nói thẳng tại Nam Phi và ở nước ngoài. Ông thường so sánh chủ trương apartheid với [[chủ nghĩa Quốc xã|chủ nghĩa quốc xã]] và [[chủ nghĩa cộng sản|chủ nghĩa Cộng sản]] ; kết quả là chính phủ đã thu hồi hộ chiếu của ông 2 lần, và ông đã bị bắt giam một thời gian ngắn vào năm 1980 sau một cuộc biểu tình tuần hành phản đối. Nhiều người cho rằng sự gia tăng danh tiếng của Tutu trên thế giới và việc ủng hộ mạnh mẽ việc bất bạo động của ông đã che chở ông khỏi bị hình phạt nặng hơn. Tutu cũng nghiêm khắc chỉ trích các chiến thuật sử dụng bạo lực của một số nhóm chống apartheid như [[Đại hội Dân tộc Phi]] và lên án chủ trương khủng bố và chủ nghĩa cộng sản.
 
Năm 1983, khi một hiến pháp mới cho Nam Phi được đề xuất nhằm chống lại phong trào chống-apartheid, Tutu đã giúp lập ra “Ủy ban diễn đàn quốc gia” để đấu tranh chống lại việc thay đổi hiến pháp nói trên.<ref>{{chú thích sách|first = Desmond|last = Tutu|title = The Rainbow People of God: The Making of a Peaceful Revolution|publisher=[[Doubleday (publisher)|Doubleday]]|year = 1994|place = New York|isbn = 0385475462}}</ref> Mặc dù sự chống đối chế độ apartheid của ông, Tutu đã bị chỉ trích là "phẫn nộ có chọn lựa" bởi thái độ thụ động của mình đối với chế độ đảo chính ở Lesotho (1970-1986), nơi ông đã giảng dạy từ 1970-1972 và phục vụ với cương vị Giám mục từ năm 1976-1978, chỉ rời khỏi đó khi cuộc nội chiến nổ ra. Điều này tương phản tồi tệ với thái độ canđảm của nhân viên Giáo Hội Tin Lành Lesotho bị giết hại.
Dòng 48:
Năm 1990, Tutu và cựu Hiệu trưởng danh dự của [[Đại học Western Cape]] – giáo sư Jakes Gerwel – thành lập “Hội giáo dục Desmond Tutu” nhằm tài trợ cho các chương trình phát triển trong giáo dục cấp ba. Việc làm trung gian hòa giải của Tutu để ngăn chặn chiến tranh chủng tộc có thể xẩy ra tại tang lễ của [[Chris Hani]], nhà lãnh đạo [[Đảng cộng sản Nam Phi]] trong năm 1993. Tutu đã khích lệ đám đông 120.000 người lặp lại hoài hoài sau khi ông hát : "Chúng ta sẽ được tự do !", "Tất cả chúng ta !", "Người đen và người trắng cùng với nhau !"<ref>{{chú thích báo |url=http://observer.guardian.co.uk/review/story/0,,1945580,00.html |author=Carlin, John|title=Former aide John Allen’s authorised biography offers an intimate view of Desmond Tutu|date=12 November 2006|work=The Observer |location=UK |accessdate=4 April 2008 }}</ref>
 
Năm 1994, Tutu được bổ nhiệm làm người bảo trợ “Chiến dịch thế giới chống sự hợp tác [[quân sự]] và [[hạt nhân nguyên tử|hạt nhân]] với Nam Phi” và [[Hành động từ Ireland]]. Năm 1995, ông được [[Nữ hoàng Elizabeth II của Vương quốc Anh|Nữ hoàng Elizabeth II]] bổ nhiệm làm mục sư tuyên uý kiêm Sub-Prelate (''tương đương phó giám mục'') của [[Venerable Order of Saint John]] (dòng thánh Gioan đáng kính)<ref>{{London Gazette|issue=54002|startpage=5286|date=7 April 1995|accessdate=5 June 2008}}</ref>.
 
==Vai trò sau chế độ apartheid==
Dòng 57:
Tutu thường được coi là người đặt ra thuật ngữ [[Rainbow Nation]] (Dân tộc Cầu vồng) như là một ẩn dụ cho Nam Phi sau thời kỳ apartheid sau năm 1994 dưới sự cai trị của [[Đại hội Dân tộc Phi]]. Thuật ngữ này từ đó đã đi vào ý thức của đại đa số dân để mô tả sự đa dạng dân tộc của Nam Phi.
 
Từ khi nghỉ hưu, Tutu đã làm việc như một nhà hoạt động toàn cầu về những vấn đề liên quan tới [[dân chủ]], [[quyền tự do|tự do]] và [[nhân quyền]]. Năm 2006, Tutu đã phát động một chiến dịch toàn cầu, do tổ chức [[Plan (tổ chức cứu trợ)|Plan]] tổ chức, nhằm bảo đảm cho mọi trẻ em được ghi vào sổ khai sinh khi sinh ra, vì một đứa trẻ không có tên trong sổ khai sinh thì không chính thức hiện hữu và dễ bị làm mồi cho bọn buôn lậu và dễ bị tổn thương trong thiên tai.<ref>{{chú thích báo|url=http://news.bbc.co.uk/2/hi/africa/4289393.stm |title=Tutu calls for child registration|date= 22 February 2005|publisher=BBC |accessdate=23 January 2008}}</ref>
 
Tutu đã loan báo rút lui khỏi sinh hoạt công cộng khi tròn 79 tuổi vào tháng 10 năm 2010
Dòng 78:
 
===Chủ tịch nhóm The Elders===
Ngày 18.7.2007 [[Nelson Mandela]], [[Graça Machel]], và Tutu triệu tập [[Global Elders|The Elders]] - một nhóm các nhà lãnh đạo thế giới - tới họp ở [[Johannesburg]], để đóng góp trí tuệ, lòng tốt, tài lãnh đạo và sự liêm chính của họ để giải quyết một số vấn đề khó khăn nhất của thế giới. Mandela đã công bố việc hình thành nhóm trong một bài phát biểu vào ngày sinh nhật thứ 89 của mình. Tutu làm Chủ tịch nhóm này. Các thành viên sáng lập khác có [[Kofi Annan]], [[Ela Bhatt]], [[Gro Harlem Brundtland]], [[Jimmy Carter]], [[Lý Triệu Tinh|Li Zhaoxing]], [[Mary Robinson]], [[Jonathan Park]], [[Muhammad Yunus]] và [[Aung San Suu Kyi]], người mà ghế được để trống tượng trưng, vì bà bị giam giữ như một [[tù nhân chính trị]] ở Myanmar (không thể tới họp).
 
"Nhóm này có thể nói cách tự do và mạnh dạn, làm việc vừa công khai, vừa ở đằng sau hậu trường về bất cứ hành động nào cần được thực hiện”, Mandela nhận xét như vậy. "Chúng ta sẽ cùng nhau làm việc để hỗ trợ cho lòng can đảm ở nơi có sự sợ hãi, thúc đẩy sự thỏa thuận ở nơi có xung đột, và tạo hy vọng cho nơi có tuyệt vọng".<ref>{{cite press release|url = http://theelders-news.blogspot.com/2008/01/for-immediate-release-july-18-2007.html|publisher=The Elders|date = 18 July 2007|accessdate =6 June 2008|title = Nelson Mandela and Desmond Tutu Announce The Elders}}</ref> Nhóm The Elders được tài trợ cách độc lập bởi nhóm thành viên sáng lập, trong đó có [[Richard Branson|Sir Richard Branson]], [[Peter Gabriel]], Ray Chambers, [[Michael Chambers]], Quỹ Bridgeway, Pam [[Omidyar]], Humanity United, [[Amy Robbins]], [[Shashi Ruia]], Dick Tarlow và [[Quỹ Liên Hiệp Quốc]].
Dòng 102:
=== Israel ===
Tutu đã thừa nhận vai trò quan trọng của người Do Thái trong cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và đã lên tiếng ủng hộ mối quan tâm về an ninh của Israel, chống lại cuộc [[đánh bom tự sát]].<ref name="tutu">{{chú thích báo|url=http://www.guardian.co.uk/israel/comment/0,10551,706911,00.html|title=Apartheid in the Holy Land|date= 29 April 2002|work=The Guardian |location=UK |accessdate=28 November 2006 | first=Desmond | last=Tutu}}MOS</ref> Ông cũng là người đề xướng và hoạt động tích cực cho đợt vận động [[đưa đầu tư ra khỏi Israel]],<ref name=tutuNation>{{chú thích tạp chí
|url=http://www.thenation.com/doc/20020715/tutu |title=Israeli apartheid|date= 27 June 2002| coauthors = Desmond Tutu and Ian Urbina| issue =275| pages =4–5|journal=The Nation |accessdate=28 November 2006}}</ref> vì việc Israel đối xử với những người [[Palestine]] cũng tương tự như việc đối xử của chính quyền da trắng với dân da đen Nam Phi trong thời [[apartheid]].<ref name="tutu"/> Tutu đưa ra sự so sánh này nhân chuyến viếng thăm [[Jerusalem]] dịp [[lễ Giáng Sinh|lễ Giáng sinh]] năm 1989, khi ông nói rằng ông là một người "da đen Nam Phi, và nếu tôi có thể thay đổi tên gọi, thì một sự mô tả những gì xẩy ra ở [[Dải Gaza]] và ở [[Bờ Tây]] có thể mô tả những sự việc xẩy ra ở Nam Phi".<ref>{{chú thích báo|last=Ruby|first=Walter|title=Tutu says Israel's policy in territories remind him of SA|date=1 February 1989 |publisher=Jerusalem Post}}</ref> Ông cũng đưa ra những bình luận tương tự trong năm 2002, nói về "sự sỉ nhục của những người [[Palestine]] phải chịu tại các trạm kiểm soát và các rào chắn đường cũng giống như của chúng tôi khi các viên sĩ quan cảnh sát trẻ người da trắng ngăn không cho chúng tôi đi qua".<ref>{{chú thích báo|url=http://news.bbc.co.uk/2/hi/africa/1957644.stm |title=Tutu condemns Israeli apartheid|date= 29 April 2002|publisher=BBC |accessdate=28 November 2006}}</ref>
 
Năm 1988, [[Ủy ban người Do Thái Hoa Kỳ]] ghi nhận là Tutu chỉ trích kịch liệt quan hệ quân sự và quan hệ khác của Israel với Nam Phi trong thời apartheid, và dẫn lời ông nói rằng chủ nghĩa [[Zionism]] (chủ nghĩa phục quốc Do Thái) có "rất nhiều điểm tương đồng với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc", vì nó "loại trừ những người dựa trên cơ sở dân tộc hay nguyên nhân khác mà họ không thể kiểm soát". Trong khi Ủy ban người Do Thái Hoa Kỳ chỉ trích một số quan điểm của Tutu, nhưng bác bỏ "tin đồn ngấm ngầm" là ông đã có lời lẽ chống-Semit.<ref>{{chú thích tạp chí| last = Shimoni| first = Gideon| title = South African Jews and the Apartheid Crisis| journal=American Jewish Year Book|volume = 88| page = 50| publisher=American Jewish Committee| year = 1988| url = http://www.ajcarchives.org/AJC_DATA/Files/1988_3_SpecialArticles.pdf | format = PDF}}</ref> (Lời văn chính xác của tuyên bố của Tutu đã được tường thuật khác nhau trong các nguồn khác nhau. Một bài trên tờ "[[Toronto Star]]" từ thời kỳ này cho thấy rằng ông mô tả chủ nghĩa Zionism "như là một chính sách dường như có nhiều điểm tương đồng với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, tác dụng là như nhau")<ref>{{chú thích báo|last = Barthos|first = Gordon|title = Israelis uneasy about Tutu's Yule visit |work=Toronto Star| date = 20 December 1989| url = }}</ref>
Dòng 131:
===Vai trò ở Liên Hiệp Quốc===
<!-- Deleted image removed: [[Hình:Desmond Tutu Portrait.jpg|nhỏ|Portrait of Tutu, 30" x 40" oil on canvas by Dick Zimmerman|{{ifdc|1=Desmond Tutu Portrait.jpg|log=2009 June 24}}]] -->
Năm 2003, ông được bầu vào Ban Giám đốc “Quỹ Ủy thác cho các nạn nhân” của [[Tòa án Hình sự Quốc tế]].<ref>{{chú thích web|url=http://web.amnesty.org/library/Index/ENGIOR300072003?open&of=ENG-391|title=Amnesty International welcomes the election of a Board of Directors|date=12 September 2003|publisher=[[Ân xá Quốc tế|Amnesty International]]|accessdate=1 August 2007}}</ref> Năm 2006 ông được bổ nhiệm làm thành viên của ban cố vấn của Liên Hiệp Quốc về phòng, chống tội diệt chủng.<ref name=bday>{{chú thích web |url=http://www.news24.com/News24/South_Africa/News/0,,2-7-1442_2009103,00.html |title=Desmond Tutu turns 75|date=6 October 2006| publisher=News24|accessdate=22 January 2008}}</ref>
 
Tuy nhiên, Tutu cũng chỉ trích Liên Hiệp Quốc, đặc biệt về vấn đề [[Tây Papua]]. Tutu bày tỏ sự ủng hộ phong trào độc lập Tây Papua, chỉ trích vai trò của Liên Hiệp Quốc trong việc để cho [[Indonesia]] tiếp quản Tây Papua. Tutu nói : "Trong nhiều năm người dân Nam Phi đã phải chịu dưới ách áp bức và phân biệt chủng tộc. Nhiều người tiếp tục bị đàn áp tàn bạo, phẩm cách cơ bản như là con người của họ bị từ chối. Một dân tộc giống như vậy là dân tộc Tây Papua."<ref>{{chú thích web|url = http://westpapuaaction.buz.org/unreview/|title = Statement by Archbishop Desmond Tutu, South Africa|publisher=West Papuan Action|date = 23 February 2004|accessdate =6 June 2008}}</ref>
 
Tutu được bổ nhiệm đứng đầu phái bộ Liên Hiệp Quốc tìm hiểu thực tế vụ việc ở thị trấn [[Beit Hanoun]] thuộc [[Dải Gaza]], nơi mà trong vụ [[Vụ rắc rối tại Beit Hanoun 2006]] [[Các lực lượng Phòng vệ Israel|Lực lượng Phòng vệ Israel]] đã giết 19 thường dân sau khi đội quân tiến hành xong cuộc đột nhập kéo dài một tuần lễ nhằm mục đích kiềm chế “vụ người Palestine bắn hỏa tiễn vào Israel năm 2006” từ thị trấn này.<ref>{{chú thích web|url=http://fr.jpost.com/servlet/Satellite?pagename=JPost/JPArticle/ShowFull&cid=1162378513178 | title=Tutu to head UN rights mission to Gaza |date=29 November 2006| last = Slosberg | first = Jacob| publisher=Jerusalem Post}}</ref> Theo chủ tịch [[Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc|Hội đồng Nhân quyền]] Liên Hiệp Quốc,[[Luis Alfonso De Alba]] thì Tutu dự định đi tới lãnh thổ Palestine để "đánh giá tình trạng của các nạn nhân, xem xét giải quyết các nhu cầu của những người sống sót và đưa ra các khuyến nghị về cách thức và phương tiện để bảo vệ thường dân Palestine chống lại các cuộc tấn công tiếp tục của Israel".<ref>{{chú thích web|url=http://fr.jpost.com/servlet/Satellite?cid=1164881856613&pagename=JPost/JPArticle/ShowFull| title=Israel may give no-no to Tutu's trip to Beit Hanun|date=19 December 2006| coauthors =Keinon, Herb | last = Hoffman| first = Gil| publisher=Jerusalem Post}}</ref> Các quan chức Israel bày tỏ lo ngại rằng bản báo cáo sẽ thiên vị chống lại Israel. Tutu hủy bỏ chuyến đi vào giữa tháng Mười Hai, nói rằng Israel đã từ chối cấp cho ông giấy phép du hành cần thiết sau hơn một tuần lễ thảo luận.<ref>{{chú thích web|url=http://www.iht.com/articles/ap/2006/12/11/news/UN_GEN_UN_Israel_Tutu.php | title=Desmond Tutu says Israel refused fact-finding mission to Gaza|date=11 December 2006|work=International Herald Tribune}}</ref>
Tuy nhiên, Tutu và giáo viên đại học người Anh Christine Chinkin nay được sắp đặt tới thăm [[Dải Gaza]] qua lối [[Ai Cập]] và sẽ nộp một báo cáo cho [[Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc|Hội đồng Nhân quyền]] tại kỳ họp tháng 9 năm 2008.<ref>{{chú thích web|title=Tutu heads for Gaza Strip|url = http://www.news24.com/News24/World/News/0,,2-10-1462_2328948,00.html |publisher=News24 |date = 26 May 2008| accessdate =31 May 2008}}</ref>
 
==Chính kiến==
Dòng 142:
Trước [[Hội nghị thượng đỉnh G8]] lần thứ 31 ở [[Gleneagles]], [[Scotland]], năm 2005, Tutu kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới thúc đẩy mậu dịch tự do với các nước nghèo hơn. Tutu cũng kêu gọi chấm dứt việc đánh thuế cao các thuốc chống bệnh AIDS.<ref>{{chú thích báo|url=http://news.bbc.co.uk/2/hi/uk_news/scotland/4356821.stm |title=Archbishop Tutu calls for G8 help|date=17 March 2005|publisher=BBC |accessdate=23 January 2008}}</ref>
 
Sau hội nghị thượng đỉnh này, các nhà lãnh đạo G8 đã cam kết tăng cường viện trợ cho các nước đang phát triển 48 tỷ [[đô la Mỹ|dollar Mỹ]] một năm vào năm 2010. Hơn nữa, họ đã hứa danh dự rằng họ sẽ làm hết sức mình để hoàn tất quyền tiếp cận phổ cập trong phòng chống và điều trị cho hàng triệu, triệu người trên toàn cầu bị đe dọa bởi HIV/AIDS.
 
Trước khi [[Hội nghị Thượng đỉnh G8]] lần thứ 32 tại [[Heiligendamm]], [[Đức]] trong năm 2007, Tutu kêu gọi các nước G8 tập chú vào tình trạng nghèo khổ ở Thế giới thứ ba. Sau khi [[Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỷ]] vào năm 2000, có vẻ như các nhà lãnh đạo thế giới đã quả quyết như chưa hề có trước đây, là đặt ra và đáp ứng các mục tiêu cụ thể liên quan đến nghèo đói cùng cực.<ref>{{cite press release|url=http://www.worldaidscampaign.info/index.php/en/media__1/press_releases/desmond_tutu_keep_your_promises|title=Desmond Tutu: Keep your Promises|date=19 October 2006|publisher=World Aids Campaign|accessdate=4 April 2008}}</ref>
Dòng 150:
Tháng Giêng năm 2003, Tutu công kích thái độ của thủ tướng Anh [[Tony Blair]] trong việc ủng hộ tổng thống Hoa Kỳ [[George W. Bush]] về vấn đề [[Iraq]]. Liên minh giữa Hoa Kỳ và Anh đã dẫn đến cuộc [[chiến tranh Iraq]] nổ ra vào cuối năm đó. Tutu hỏi tại sao Iraq bị chọn (để tấn công), trong khi [[châu Âu]], [[Ấn Độ]] và [[Pakistan]] cũng có nhiều [[vũ khí hủy diệt hàng loạt]].<ref>{{chú thích báo|title = Tutu condemns Blair's Iraq stance|publisher=BBC | date = 5 January 2003|url = http://news.bbc.co.uk/2/hi/uk_news/2628607.stm|accessdate =23 January 2008}}</ref>
 
Tháng 10 năm 2004, Tutu xuất hiện trong vở kịch ở [[Off Broadway]], [[Thành phố New York|New York]], gọi là ''[[Honor Bound to Defend Freedom|Guantanamo – Honor-bound to Defend Freedom]]''. Vở kịch này chỉ trích mạnh mẽ việc Hoa Kỳ đối xử với các tù nhân bị giam ở [[Vịnh Guantánamo]]. Tutu đóng vai Lord Justice Steyn, một thẩm phán đã yêu cầu chứng minh sự hợp pháp của chế độ giam giữ.<ref>{{chú thích báo|title = Tutu in anti-Guantanamo theatre|publisher=BBC | date = 2 October 2004| url = http://news.bbc.co.uk/2/hi/americas/3709288.stm |accessdate =23 January 2008| first=Jeremy| last=Cooke}}</ref>
 
Tháng Giêng năm 2005, Tutu thêm tiếng nói của mình vào sự bất đồng ngày càng tăng về những kẻ bị tình nghi là quân khủng bố bị giữ tại [[Camp X-Ray]] ở [[Vịnh Guantánamo]], Cuba, đề cập tới những vụ giam giữ mà không đưa ra xét xử là "hoàn toàn không thể chấp nhận được". Tutu so sánh các vụ giam gìữ này với các vụ giam giữ dưới chế độ Apartheid. Tutu cũng nhấn mạnh là khi Nam Phi sử dụng các phương pháp đó thì đã bị lên án, nhưng khi các cường quốc như Anh và Hoa Kỳ cũng dùng tới cường lực như vậy thì thế giới lại lặng im và trong sự lặng im này họ đã chấp nhận những phương pháp đó dù chúng vi phạm các quyền chủ yếu của con người.<ref>{{chú thích báo|title = Tutu calls for Guantanamo release|publisher=BBC | date = 12 January 2005| url = http://news.bbc.co.uk/2/hi/uk_news/4167369.stm |accessdate =22 January 2008}}</ref>
Dòng 300:
* "Out of Bounds (New Windmills)" with [[Beverley Naidoo]] (2003)
* "Fly, Eagle, Fly!" with Christopher Gregorowski and Niki Daly (2003)
* "Sex, Love and Homophobia: Lesbian, Gay, Bisexual and Transgender Lives" with [[Ân xá Quốc tế|Amnesty International]], Vanessa Baird and [[Grayson Perry]] (2004)
* "Toward a Jewish Theology of Liberation" with [[Gustavo Gutierrez]] and [[Marc H. Ellis]] (2004)
* "Radical Compassion: The Life and Times of Archbishop Ted Scott" with Hugh McCullum (2004)