Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đức Mẹ núi Camêlô”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 5:
[[Núi Carmel|Camêlô]] được coi như ngọn núi thánh. Truyền thống cho rằng đây chính là nơi tiên tri Elia đã lên núi này để bảo vệ niềm tin của mình trong cơn bách hại, cũng như đã đào tạo những tâm hồn trung thành với Thiên Chúa. Sau đó nơi này trở thành nơi cư ngụ của nhiều ẩn sĩ. Vào thế kỷ thứ XII, Thượng phụ Giáo chủ Albertô thành Giêrusalem đã qui tụ tất cả thành một nhà dòng, ban hành cho họ một qui luật được [[Giáo hoàng Hônôriô III]] chuẩn y năm 1226 <ref>{{chú thích web|author=Trung tâm hành hương Đức Mẹ La Mã Bến Tre, giáo phận Vĩnh Long|title=Ngày 16 tháng 07: Đức Mẹ Núi Camêlô|url=http://ducmelamabentre.com/index.php?option=com_content&view=article&id=1252:ngay-16-thang-07-c-m-nui-camelo&catid=27:song-voi-me&Itemid=48}}</ref>. Cũng năm ấy, Giáo hoàng cho phép mừng trọng thể trong dòng lễ Đức Bà Camêlô.
 
Bộ áo dòng của các tu sĩ được cho là bắt nguồn từ sự kiện Đức Maria hiện ra ngày 16 tháng 7 năm 1251 với thánh [[Simon Stock]] và nói: ''“Hãy nhận lấy bộ áo dòng này Mẹ ban cho dòng và cho tu sĩ như dấu chỉ của lòng ưu ái và sự săn sóc Mẹ dành cho các con. Đây là dấu hiệu cứu rỗi. Giải thoát mọi hiểm nguy. Ai chết mà mang biểu hiện bình an này, sẽ khỏi bị lửa thiêu đời đời và Mẹ sẽ cứu họ khỏi lửa luyện tội vào ngày thứ bảy sau khi họ qua đời”.''
 
Năm 1674, Lễ mừng Đức Trinh Nữ Maria núi Camêlô lan rộng tới các nước có vua công giáo. Năm 1679, tới các vương quốc Áo, Bồ Đào Nha. Các nước thuộc quyền giáo hoàng mừng lễ này từ năm 1725. Giáo hoàng [[Biển Đức XIII]] phổ biến lễ này trong toàn Giáo hội do sắc lệnh ban hành ngày 24 tháng 9 năm 1726. Ngày 15 tháng 5 năm 1892, Giáo hoàng [[Lêô XIII]] đã ban đặc ân “Portiuncula” (ơn đại xá cho ai viếng nhà thờ) trong lễ này <ref>{{chú thích web|author=Tổng giáo phận Tp.Hồ Chí Minh|title=Đức Trinh Nữ Maria núi Camêlô|url=http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20110715/11580}}</ref>. Lễ này được mừng trong toàn giáo hội công giáo vào ngày 16 tháng 7 hàng năm.