Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thổ Dục Hồn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 49:
 
Sau khi [[nhà Tấn]] nâng vị thế của họ với việc ban cho các người lãnh đạo tước hiệu [[Hung Nô]] cũ là ''thiền vu'', năm 281 họ bắt đầu cai trị, từ 285, [[Mộ Dung Hối]] đã lãnh đạo người Tiên Ti trong suốt năm thập niên<ref>Mark Edward Lewis, ''China Between Empires: The Northern and Southern Dynasties'', Harvard University Press, 2009 pp.132-3</ref>. Các nhóm Tiên Ti này là nòng cốt của Thổ Dục Hồn và dân số lên đến 3,3 triệu người lúc đỉnh cao. Họ thực hiện các cuộc viễn chinh về phía tây, từng có lúc xa đến [[Hotan (thành phố)|Hòa Điền]] ở [[Tân Cương]], lập nên một đế quốc rộng lớn bao phủ [[Thanh Hải]], [[Cam Túc]], [[Ninh Hạ]], phía bắc [[Tứ Xuyên]], phía đông [[Thiểm Tây]], phía nam [[Tân Cương]], và nhiều phần của [[Tây Tạng]], kéo dài 1.500&nbsp;km từ đông sang tây và 1.000&nbsp;km từ bắc xuống nam. Họ là thế lực lần đầu tiên trong lịch sử đã thống nhất vùng tây bắc Trung Quốc, phát triển tuyến phía nam của [[Con đường tơ lụa]], thúc đẩy trao đổi văn hóa giữa các lãnh thổ phía đông và phía tây. Thổ Dục Hồn thống trị khu vực tây bắc trong hơn ba thế kỷ rưỡi cho đến khi bị [[Thổ Phồn]] tiêu diệt<ref>Zhou, Weizhou [周伟洲] (1985). Tuyühu shi [The Tuyühu History] 吐谷浑史. Yinchuan [银川], Ningxia ren min chu ban she [Ningxia People's Press] 宁夏人民出版社.</ref>. Thổ Dục Hồn tồn tại như một nước độc lập bên ngoài Trung Quốc<ref>''Empires of the Silk Road: A History of Central Eurasia from the Bronze Age to the Present''. [[Christopher Beckwith]] (Christopher I. Beckwith). 2009. Princeton University Press, pp. 128-129. ISBN 978-0-691-13589-2.</ref> và không được coi là một phần của [[sử học sử Trung Quốc]], không được tính là một trong [[Ngũ Hồ thập lục quốc|Thập lục quốc]].
 
=== Quan hệ với Tùy ===
Tận dung tình trạng đối địch giữa [[nhà Tùy]] và [[nhà Trần (Trung Quốc)|Nam triều Trần]], khả hãn Thổ Dục Hồn là Mộ Dung Khoa Lã đã liên tục tấn công vào các châu của Tùy giáp với Thổ Dục Hồn. Tuy nhiên, song sau khi Tùy diệt Trần vào năm 589, Khoa Lã đã lo sợ và bỏ trống vùng biên giới. Sau đó, khả hãn Mộ Dung Thế Phục của Thổ Dục Hồn đã quyết định khuất phục [[Tùy Văn Đế]], sau đó hai bên giữ duy trì tình hình hòa bình trong một thời gian dài. Thổ Dục Hồn đã xảy ra nhiễu loạn lớn vào năm 597, kết quả là Mộ Dung Thế Phục bị sát hại, Mộ Dung Phục Doãn được ủng hộ lên ngôi khả hãn.
 
Sang thời [[Tùy Dạng Đế]], do có ý muốn chinh phục Thổ Dục Hôn nên vào năm 608, hạ thần triều Tùy là [[Bùi Củ]] (裴矩) đã thuyết phục các bộ tộc [[Thiết Lặc]] tấn công Thổ Dục Hồn, kết quả là quân Thiết Lặc đã đánh bại quân Thổ Dục Hồn. Mộ Dung Phục Doãn đưa các thần dân đông tiến, vào Tây Bình quận (gần tương ứng với [[Tây Ninh, Thanh Hải|Tây Ninh]], [[Thanh Hải (Trung Quốc)|Thanh Hải]] ngày nay) để xin tị nạn và xin viện trợ chống lại người Thiết Lặc. Tùy Dạng Đế phái quân đến tiếp ứng cho Mộ Dung Phục Doãn. Tuy nhiên, khi quân Tùy đến gần, Mộ Dung Phục Doãn trở nên sợ hãi trước sức mạnh của quân Tùy và quyết định chạy trốn về phía tây. Quân Tùy truy kích, chiếm được hai thành Mạn Đầu và Xích Thủy, đất cũ của Thổ Dục Hồn rơi vào tay Tùy. Tuy nhiên, vào năm 609, Mộ Dung Phục Doãn đã dẫn quân thoát ra khỏi vùng núi tuyết và đoạt lại đất đai bị mất, sang tháng 5, Dạng Đế thân chinh tấn công Thổ Dục Hồn, một lẫn nữa buộc Mộ Dung Phục Doãn phải chạy trốn. Năm 613, Bùi Củ lại thuyết phục các bộ tộc quy thuận Hạt Sa Na khả hãn của Tây Đột Quyết tấn công Thổ Dục Hồn.
 
===Xung đột giữa Đường và Thổ Phồn===