Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảo luận:Quang Trung”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Flavia (thảo luận | đóng góp)
Peer review
Dòng 944:
#"''Chưa kịp hoàn toàn thống nhất đất nước, cái chết đột ngột của ông đã làm dở dang sự nghiệp lớn lao mà người kế thừa ông đã không thể nối tiếp.''": sửa lại "''... người kế thừa ông đã không thực hiện tiếp được.''". Từ "'''không thể'''" là sai, lớp người thừa kế "có đủ mọi tiền đề" để chỉ đánh một trận là xong và giữ được ngôi báu cho dòng họ cả trăm năm.
#"''Diệt Tây Sơn, [[nhà Nguyễn]] đã thừa hưởng được những thành quả của phong trào Tây Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước''": một câu có thể gây tranh cãi, nên nói rõ từng việc đã làm được cho đời sau của nhà Tây Sơn là đủ, còn đời sau đó là ai thì không nên nhắc tới. Nên có riêng mục đánh giá công lao thống nhất đất nước riêng. Trong mục đó nên có đủ ba quan điểm: Nhà Tây Sơn đã thống nhất đất nước. Gia Long đã thống nhất đất nước. Nhà Tây Sơn chưa thống nhất đất nước nhưng Gia Long thống nhất được là nhờ hưởng thành quả của nhà Tây Sơn ... nên thực hiện nguyên tắc, cái gì có tranh cãi thì phải liệt kê đầy đủ các quan điểm hoặc nêu rõ người nói lên quan điểm đó là ai, trong số các đại biểu nổi bật của quan điểm đó.[[Thành viên:Truong Thi Ly|Truong Thi Ly]] ([[Thảo luận Thành viên:Truong Thi Ly|thảo luận]]) 09:56, ngày 3 tháng 4 năm 2008 (UTC)
 
----
Peer review
 
:'''Nguyễn Huệ''' ([[chữ Hán]]: 阮惠; [[1753]] – [[1792]]), còn được biết đến là '''Quang Trung Hoàng đế''' (光中皇帝), '''vua Quang Trung''' hay '''Bắc Bình Vương''', là vị [[hoàng đế]] thứ hai của [[nhà Tây Sơn]] (ở ngôi từ 1788 tới 1792) sau Thái Đức Hoàng đế [[Nguyễn Nhạc]]. Ông là một trong những lãnh đạo chính trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước<ref name=NK>Nguyễn Xuyến, [http://www.dostbinhdinh.org.vn/MagazineNewsPage.asp?TinTS_ID=41&TS_ID=8 NGUYỄN HUỆ với nhân tài và nhân tài với NGUYỄN HUỆ], Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Định, 3-4-2008</ref>, quân sự xuất sắc trong [[lịch sử]] Việt Nam với những trận đánh trong nội chiến và chống ngoại xâm chưa thất bại lần nào.
 
:Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông, được biết đến với tên gọi [[Anh em Tây Sơn]], là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã đánh tan hai tập đoàn phong kiến [[chúa Trịnh|Trịnh]] ở phía Bắc và [[chúa Nguyễn|Nguyễn]] ở phía Nam, đồng thời lật đổ hẳn [[nhà Hậu Lê]] gần như chấm dứt cuộc [[Trịnh-Nguyễn phân tranh|nội chiến cát cứ]] đã kéo dài 250 năm chia cắt đất nước. Ngoài ra, Nguyễn Huệ còn là người đánh bại các cuộc xâm lược [[Đại Việt]] của [[Xiêm La]] từ phía Nam, của [[Nhà Thanh]] Trung Quốc từ phía Bắc; đồng thời còn là người đề ra nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ xây dựng Đại Việt sau chiến tranh<ref name=NK/>.
 
:Sau một thời gian dài liên tục chinh chiến và cai trị, Nguyễn Huệ lâm bệnh và qua đời đột ngột ở tuổi 40. Cái chết của ông dẫn đến sự suy yếu nhanh chóng và sụp đổ của nhà Tây Sơn. Những người kế thừa của Nguyễn Huệ không thể tiếp tục những kế hoạch ông đã đề ra để cai trị Việt Nam và chống lại sự trỗi dậy mạnh mẽ của [[Nguyễn Ánh]], người thừa kế còn sót lại của [[chúa Nguyễn|các chúa Nguyễn]]<ref>Trương Hữu Quýnh - Phan Đại Doãn - Nguyễn Cảnh Minh, Tr. 435</ref><ref>''Trong bấy nhiêu năm phải đánh nam dẹp bắc luôn, không mấy lúc nghỉ việc chiến tranh, cho nên nhà Tây Sơn không sửa sang được việc gì. Vả sau khi vua Quang Trung mất rồi, vua thì hèn, quan thì nhũng, chính trị bỏ nát, lòng người oán giận, ai cũng mong mỏi được thời thịnh trị để yên nghiệp mà làm ăn. Bởi vậy cho nên khi vua Thế Tổ Cao Hoàng nhà Nguyễn cất quân ra Bắc, lòng người theo phục, chỉ một tháng trời mà bình được đất Bắc Hà, đem giang sơn về một mối, nam bắc một nhà, làm cho nước ta thành một nước lớn ở phương nam vậy.'' Trích Việt Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim, PHẦN IV, Tự Chủ Thời-Đại, Thời Kỳ Nam Bắc Phân Tranh, ( 1528 - 1802 )</ref> Diệt Tây Sơn, [[nhà Nguyễn]] đã thừa hưởng được những thành quả của phong trào Tây Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước<ref>Đỗ Bang, [http://netcodo.com.vn/chuyende/2006/11/171347/ Phú Xuân -1786: Ý nghĩa sự kiện thống nhất đất nước dưới thời Tây Sơn], NetCoDo, truy cập ngày 2-4-2008</ref><ref>''..nhà Nguyễn thừa hưởng được thành quả to lớn của phong trào nông dân Tây Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước..'',Trương Hữu Quýnh - Phan Đại Doãn - Nguyễn Cảnh Minh, Tr. 437, dòng thứ 11 từ dưới đếm lên.</ref>.
 
:Cuộc đời ông được biết đến qua các bộ sử của [[nhà Hậu Lê]] và [[nhà Nguyễn]], các sử gia [[cận đại]], [[hiện đại]] và cả trong [[văn học dân gian]].
----
:'''Vài đánh giá''':
#Hệ thống này rất hay! Nó giải quyết được cái hiểu lầm của thành viên Aaaa.
#Đoạn đầu Tmct đã viết rất tốt nhưng tôi không rõ Tmct định viết theo kiểu khát quát vấn đề rồi khai triển ý hay khai triển ý rồi khái quát vấn đề? tôi sửa thành kiểu khát quá vấn đề (1) khai triển ý (2) rồi kết luận (3) đóng vấn đề (4).
#''Sau một thời gian dài liên tục chinh chiến và cai trị'' là một tóm lược rất xuất sắc nó nói lên được 2 ý:1/Nguyễn Huệ một tay chống cả triều Tây Sơn, đánh Nam đánh Bắc, lãnh đạo cải cách thứ gì cũng gánh nặng lên vai Nguyễn Huệ (giải thích cho vì sao sau khi ông chết cũng là lúc Tây Sơn suy tàn). 2/Cái chết của ông (theo giả thuyết) vì tai biến mạch máu não (làm việc cực khổ trong thời gian dài). Nên đừng bỏ nó.
#Phải là ''gần như chấm dứt'', không phải là ''chấm dứt'' vì lúc đó Nguyễn Ánh vẫn kiên trì chưa hề bỏ cuộc.
#Nhà Lê phản bội, có thể quan điểm lúc đó của họ chỉ là đòi lại những gì đã mất, nên tốt nhất đừng kết họ ở trong phần mở đầu
#@Truong Thi Ly:Không thể tiếp tục nó gồm luôn những ý Quang Toản bất tài không tiếp nổi việc cha, Triều đình chia rẽ đoàn kết không còn, Gia Long nuôi chí phục thù, tài lược cao lòng người phục theo (''Trong bấy nhiêu năm phải đánh nam dẹp bắc luôn, không mấy lúc nghỉ việc chiến tranh, cho nên nhà Tây Sơn không sửa sang được việc gì. Vả sau khi vua Quang Trung mất rồi, vua thì hèn, quan thì nhũng, chính trị bỏ nát, lòng người oán giận, ai cũng mong mỏi được thời thịnh trị để yên nghiệp mà làm ăn. Bởi vậy cho nên khi vua Thế Tổ Cao Hoàng nhà Nguyễn cất quân ra Bắc, lòng người theo phục, chỉ một tháng trời mà bình được đất Bắc Hà, đem giang sơn về một mối, nam bắc một nhà, làm cho nước ta thành một nước lớn ở phương nam vậy.'')
#''Cuộc đời ông được biết đến qua các bộ sử của [[nhà Hậu Lê]] và [[nhà Nguyễn]], các sử gia [[cận đại]], [[hiện đại]] và cả trong [[văn học dân gian]]''. Là câu kết thúc vấn đề, nó giải thích, nêu nguồn gốc cho tất cả các ý trên. Nên lại càng không được bỏ nó.
#Nó đã nói lên người cuối cùng đã thống nhất đất nước Việt Nam là ai. Ít nhất cũng được như vậy. Good work! Tmct
:[[User:Flavia|Fla]][[User_talk:Flavia|Via]] 10:35, ngày 3 tháng 4 năm 2008 (UTC)
----
<references />
Quay lại trang “Quang Trung”.