Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảo luận:Quang Trung”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ctmt (thảo luận | đóng góp)
Dòng 289:
----
Thay vì nói "nội chiến" chung chung, đoạn trên chỉ rõ đến [[Trịnh-Nguyễn phân tranh]]. Thay vì "nhiều/dài", "chinh chiến và cai trị", nó nói rõ chinh chiến bao lâu, cai trị bao lâu. Nhiều/ít, dài/ngắn, các con số tự nó nói lên. [[Thành viên:Tmct|Tmct]] ([[Thảo luận Thành viên:Tmct|thảo luận]]) 22:53, ngày 3 tháng 4 năm 2008 (UTC)
== Nguyễn Huệ chết ==
# (Nguyễn Huệ chết)---> (sự suy yếu nhanh chóng và sụp đổ của nhà Tây Sơn): sai.
# (Nguyễn Huệ chết), sau đó (nhà Tây Sơn suy yếu nhanh chóng và nhanh chóng sụp đổ): đúng sự thật lịch sử.
Nguyên nhân làm nhà Tây Sơn suy yếu và nhanh chóng sụp đổ '''có rất nhiều''' Nguyễn Huệ chết chỉ là một trong hàng loạt nguyên nhân và là nguyên nhân gì, khách quan hay chủ quan, nên có một mục riêng dành cho nó. Nguyễn Huệ này chết thì có Nguyễn Huệ khác thay tại sao lại phải suy yếu và sụp đổ.
Con người bắt buộc phải chết, kể cả chết bất ngờ, một lãnh tụ chết bất ngờ thì phong trào có tổn thất nhưng đến mức sụp đổ thì phải xem lại vai trò của lãnh tụ trong việc xây dựng bộ máy.
 
Nguyễn Huệ không hề có lỗi với phong trào Tây Sơn bằng cách chết đột ngột?
 
Trả lời câu hỏi này có nhiều trường phái: người nói có, kẻ nói không. Người bảo rằng chết do bệnh bất ngờ đó là khách quan, người thì trách Nguyễn Huệ kém việc trị nước, không phòng xa, nuôi dưỡng mầm bệnh trong lòng chế độ nên khi không có mình là loạn từ trong loạn ra. Trường phái này ủng hộ câu của Tmct (Nguyễn Huệ chết)---> (sự suy yếu nhanh chóng và sụp đổ của nhà Tây Sơn)
 
Người thì cho rằng bản chất phong trào nông dân là không tiên tiến, nên sau khi giành được chính quyền cũng chỉ lặp lại mô hình cũ ---> dễ dàng sụp đổ khi thiên tài, hạt nhân của nó không còn. Phái này cũng ủng hộ câu của Tmct.
 
Người thì cho rằng bản chất của phong trào Tây Sơn là cát cứ, ai nắm binh quyền là nảy sinh mưu đồ cát cứ (Nguyễn Hữu Chỉnh, Vũ Văn Nhậm và ngay cả Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ) nên khi hạt nhân, uy quyền tối thượng phân bổ quyền lợi mất đi thì tự xâu xé lẫn nhau. Phái này ủng hộ Tmct.
 
Nhưng vẫn có nhiều người cho rằng đó là sự sắp xếp khách quan của lịch sử. Do người sau quá kém, tham lợi cá nhân, không duy trì được phong trào khi lãnh tụ của nó mất đột ngột ---> sụp đổ. Và phái này cho đó là nguyên nhân chính làm sụp đổ phong trào Tây Sơn. Nguyễn Huệ chết chỉ là nguyên nhân khách quan và trực tiếp '''không là nguyên nhân chủ yếu''' của sự sụp đổ nhà Tây Sơn.
 
Chưa kể có phái cho rằng Nguyễn Ánh quá giỏi, vũ khí, chiến thuyền và cách xây thành học được của Phương Tây tiên tiến hơn Nhà Tây Sơn và ngày càng vượt trội như xây thành Quy Nhơn, Diên Khánh mà đô đốc tài ba về trận địa Trần Quang Diệu vây cả tháng không hạ được, làm phân tán lực lượng bảo vệ Phú Xuân. Như vậy quân Nguyễn Ánh chiếm được đất là giữ được lâu dài nhờ thành trì kiểu mới khác với quân Tây Sơn đánh thì giỏi mà chiếm giữ lâu dài không xong ... chưa kể nguyên nhân Nguyễn Ánh được lòng dân miền Nam (kế thừa được thành tựu của chúa Nguyễn), chưa kể các chính sách mất lòng dân miền Nam của nhà Tây Sơn đối với dân miền Nam (đánh chiếm, đốt phá rồi ... rút quân, không lo ổn định dân tình lâu dài). (Nguyễn Ánh quá giỏi) + (Tây Sơn dở, tự suy yếu, tự làm mất lòng dân)--> nhanh chóng sụp đổ. (Nguyễn Huệ chết)---> (sự suy yếu nhanh chóng và sụp đổ của nhà Tây Sơn: '''là xem nhẹ tài năng và công lao của vua Gia Long trong việc thống nhất đất nước nhanh chóng''' vì con cháu Nguyễn Huệ có đủ khả năng đánh hàng chục năm với vua Gia Long mà không cần vua Quang Trung.
 
Tôi cho rằng hoặc bỏ cái câu gây tranh cãi, hoặc kể cho đủ các nguyên nhân làm nhà Tây Sơn sụp đổ theo nhiều trường phái, người đọc sẽ tự hiểu theo chính kiến của mình.[[Thành viên:Truong Thi Ly|Truong Thi Ly]] ([[Thảo luận Thành viên:Truong Thi Ly|thảo luận]]) 02:45, ngày 4 tháng 4 năm 2008 (UTC)
Quay lại trang “Quang Trung”.