Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Dãy núi Côn Lôn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 42 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q187871 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 20:
}}
{{otheruses5|Dãy núi '''Côn Lôn'''|Côn Lôn khác|Côn Lôn|Côn Luân khác|Côn Luân}}
Dãy núi '''Côn Lôn''' hay '''Côn Lôn Sơn''' ([[tiếng Trung Quốc|tiếng Trung]] phồn thể: 崑崙山, giản thể: 昆仑山, [[bính âm Hán ngữ|bính âm]]: Kūnlún Shān) là một trong những dãy núi dài nhất tại [[châu Á]], nó trải dài trên 3.000 km với chiều rộng khoảng 130–200 km. Độ cao bình quân 5.500-6.000 m với phía tây chật hẹp và cao còn phía đông rộng rãi và thấp hơn.
 
Dãy Côn Lôn chạy theo hướng tây-đông, dọc theo phần phía bắc của [[cao nguyên Thanh Tạng|cao nguyên Tây Tạng]] để tạo ra phần ranh giới phía bắc của khu vực miền bắc [[Tây Tạng]]. Nó kéo dài dọc theo rìa phía nam của khu vực ngày nay gọi là [[lòng chảo Tarim]], sa mạc khét tiếng [[Sa mạc Taklamakan|Takla Makan]] và sa mạc [[Sa mạc Gobi|Gobi]]. Một loạt các con sông quan trọng chảy ra từ dãy núi này, bao gồm [[sông Karakash]] ('Hắc Ngọc Hà') và [[sông Yurungkash]] ('Bạch Ngọc Hà'), chảy qua [[ốc đảo]] [[Hòa Điền]] vào [[Sa mạc Taklamakan]].
 
Đỉnh cao nhất của dãy Côn Lôn là [[Mộ Sĩ Sơn]] (7.167 m) trong khu vực [[Vu Điền]] (Keriya). Arka Tagh là trung tâm của Côn Lôn Sơn; đỉnh cao nhất của nó là [[Ulugh Muztagh]] (Mộc Tư Tháp Cách Sơn - 6.973 m, không phải là 7.723 m). Một số tác giả cho rằng dãy Côn Lôn kéo dài về phía bắc theo hướng tây xa tới [[Kongur Tagh]] (Công Cách Nhĩ Sơn - 7.649 m) và [[Muztagh Ata]] nổi tiếng (Mộ Sĩ Tháp Cách Phong - 7.546 m). Nhưng các ngọn núi này về mặt tự nhiên thì liên quan nhiều tới [[dãy núi Pamir]] hơn.
 
[[Dãy núi Bayankala]], nhánh phía nam của dãy núi Côn Lôn, tạo thành [[đường phân thủy|đường phân nước]] giữa lưu vực của hai con sông dài nhất [[Trung Quốc]] là [[Trường Giang|Dương Tử]] và [[Hoàng Hà]].
 
Dãy núi này được hình thành tại rìa phía bắc của [[Cimmeria (lục địa)|mảng kiến tạo Cimmeria]] trong quá trình va chạm của nó, vào cuối [[kỷ Tam Điệp|kỷ Trias]], với lục địa [[Siberi (lục địa)|Siberi]], kết quả là sự khép kín của [[đại dương Paleo-Tethys]].
{{Toàn cảnh|KunlunMountains.jpg|549|Khu vực có dãy núi Côn Lôn}}
 
==Thần thoại==
Dãy núi Côn Lôn nổi tiếng trong [[thần thoại Trung Quốc]] và người ta tin rằng nó là [[thiên đàng|thiên đường]] của những người theo [[Đạo giáo]]. Theo truyền thuyết, người đầu tiên đến thiên đường này là [[Chu Mục vương|Chu Mục Vương]] (976-922 TCN) của [[nhà Chu]]. Ông ngẫu nhiên phát hiện ra cung điện bằng ngọc của [[Hoàng Đế]], vị hoàng đế thần thoại và là người sáng tạo ra nền văn hóa Trung Hoa, và đã gặp [[Tây Vương Mẫu]], mà đỉnh cao sự sùng bái tôn thờ bà đã diễn ra vào thời [[nhà Hán]], nơi ở thần thoại của bà cũng nằm trong dãy núi này.
 
[[Tu viện lạt ma]] [[Shangri-La]] hư cấu cũng nằm trong dãy núi này.