Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Dương Huyền Cảm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 5 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q712333 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 7:
 
== Tướng nhà Tùy==
Huyền Cảm là con nhà võ, lớn lên học cưỡi [[ngựa]] bắn [[Cung (vũ khí)|cung]]. Nhờ công lao và uy tín của cha đối với [[nhà Tùy]], Dương Huyền Cảm được [[Tùy Văn Đế|Tùy Văn đế]] thăng hẳn lên làm Trụ quốc, hàm nhị phẩm trong triều đình không cần qua các bậc dưới dưới; khi vào triều hai cha con đứng ngang hàng<ref name="TPD501">Trịnh Phúc Điền, Khả Vĩnh Quyết, Dương Hiệu Xuân, sách đã dẫn, tr 501</ref>. Các sử gia cho rằng đây là trường hợp hiếm có trong lịch sử khi con được hưởng tước phẩm ngang với cha ngay khi cha còn sống<ref name="TKM110"/>.
 
Sau đó Huyền Cảm được Tùy Văn đế phong làm thứ sử Sính châu. Khi tới nhiệm sở, Huyền Cảm bố trí những người thân thiết làm tai mắt theo dõi các quan cấp dưới, qua đó biết được ai liêm khiết, ai tham lam, ai lười biếng. Vì vậy khi hỏi tới vụ việc, cấp dưới của ông đều không dám giấu. Công việc thuận lợi, ông được cấp dưới và nhân dân trong vùng tín nhiệm<ref name="TPD501"/>. Một thời gian sau, ông được điều đi làm Thứ sử Tống châu.
Dòng 17:
Dương Huyền Cảm yêu thích [[văn học]] nên nhiều người lui tới nhà ông. Nhà Huyền Cảm làm quan lớn nhiều đời nên các tướng sĩ và quan lại nhiều người quen biết ông từ nhỏ. Vây cánh của họ Dương rất lớn khiến [[Tùy Dạng Đế]] lo ngại. Khi còn sống, Dương Tố đã nhiều lần tỏ ra chuyên quyền khiến Dạng Đế không bằng lòng, từng nói ra miệng rằng nếu Dương Tố không chết thì sẽ có ngày bị [[tru di tam tộc]]<ref>Triệu Kiếm Mẫn, sách đã dẫn, tr 111</ref>. Điều đó khiến Dương Huyền Cảm lo sợ, ông chủ định sớm hành động trước, nuôi ý định phế Dạng Đế để lập Tần vương Dương Hạo (cháu nội Văn Đế -con hoàng tử thứ 3 của Văn Đế là Dương Tuấn).
 
Năm 610, [[Tùy Dạng Đế]] mang quân đánh [[Thổ Dục Hồn|Thổ Cốc Hồn]], Dương Huyền Cảm đi theo. Các tướng Trương Định Hòa, Lương Mặc, Lê Quỳnh đều tử trận. Giữa mùa đông lạnh, nhiều quân sĩ bị chết rét. Dương Huyền Cảm muốn nhân lúc này khởi phát binh biến nhưng chú ông là Dương Thận can ngăn lại, cho rằng mọi người tuy khổ nhưng vẫn chưa có ý phản [[nhà Tùy]]. Vì vậy Huyền Cảm chưa khởi sự.
 
===Khởi binh===
Dòng 52:
Dương Huyền Cảm bất đắc dĩ phải chia quân làm hai, một nửa chống Vệ Huyền, nửa kia chống Khuất Đột Thông. Cùng lúc, Tử Cái lại mang quân khiêu chiến, Huyền Cảm ra đánh mấy lần đều bị thua. Lý Tử Hùng khuyên ông chạy vào Quan Lũng, mở kho [[thóc]] Vĩnh Phong để phát cho dân nhằm lấy lòng người, chiếm Tam Phụ. Huyền Cảm nghe theo, bèn bỏ Lạc Dương chạy về phía tây. Gia tộc họ Dương ở [[Tràng An]] cũng kéo ra làm hướng đạo cho quân Huyền Cảm tây tiến. Vũ Văn Thuật mang quân đuổi phía sau.
 
Dương Huyền Cảm tiến đến Hoằng Nông Cung<ref>Linh Bảo, [[Hà Nam (Trung Quốc)|Hà Nam, Trung Quốc]]</ref>, được tin dân chúng cho biết tại đây lương thực đầy đủ, có thể đánh chiếm. Huyền Cảm bèn ngừng tây tiến, mang quân đánh thành. Trong 3 ngày công phá không hạ được thành, quân Tùy sắp đuổi đến nơi. Huyền Cảm bèn bỏ Hoằng Nông Cung chạy về phía tây, đến Văn Hương bày trận dài 50 dặm ở Bàn Đậu. Quân Tùy kéo tới đánh bại Huyền Cảm.
 
Dương Huyền Cảm vừa lui vừa đánh, bị thua liền 3 trận, lại lui về Đổng Nguyên Đỗ bày trận lớn nữa để đối địch. Tuy nhiên trận này Huyền Cảm lại thua nữa, còn lại hơn 10 kị binh chạy vào rừng. Đang lúc muốn chạy về Thường Lạc thì quân triều đình đuổi tới. Huyền Cảm thét một tiếng lớn, quân Tùy sợ hãi lùi cả lại<ref>Trịnh Phúc Điền, Khả Vĩnh Quyết, Dương Hiệu Xuân, sách đã dẫn, tr 508</ref>. Huyền Cảm cùng em là Dương Tích Thiện chạy đến Hà Lô Mậu thì chỉ còn lại 2 anh em, cùng nhau chạy bộ.