Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Dự trữ bắt buộc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
'''Dự trữ bắt buộc''', hay '''tỷ lệ dự trữ bắt buộc''' là một quy định của [[ngân hàng trung ương]] về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các ngân hàng thương mại bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo [[thanh khoản (tài chính)|tính thanh khoản]]. Các ngân hàng có thể giữ tiền mặt cao hơn hoặc bằng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc nhưng không được phép giữ tiền mặt ít hơn tỷ lệ này. Nếu thiếu hụt tiền mặt các ngân hàng thương mại phải vay thêm tiền mặt, thường là từ [[ngân hàng trung ương]] để đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Đây là một trong những công cụ của [[ngân hàng trung ương]] nhằm thực hiện [[chính sách lưu thông tiền tệ|chính sách tiền tệ]] bằng cách làm thay đổi [[số nhân tiền tệ]].
 
==Tác động của dự trữ bắt buộc==
Thông qua hoạt động [[tạo tiền]], từ [[tiền cơ sở]] (gồm tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng cộng với tiền mặt dữ trữ trong hệ thống ngân hàng), cácữa tiền mặt so với tiền gửi (C/D) của các ngân hàng; r là tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
 
Do đó khi r thay đổi thì số nhân tiền thay đổi theo tỷ lệ nghịch. Chính vì thế bằng cách thay đổi tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, [[ngân hàng trung ương]] có thể thay đổi số nhân tiền để điều tiết [[cung ứng tiền tệ|cung tiền]] với một [[tiền cơ sở]] bất kỳ.
 
==Một số vấn đề liên quan đến dự trữ bắt buộc==
Thông thường, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được các ngân hàng trung ương trên thế giới quy định là tỷ lệ giữa dự trữ tiền mặt so với [[tiền gửi vãng lai]] là một bộ phận cấu thành của M1 mà không quy định tỷ lệ giữa dự trữ tiền mặt với tiền gửi có kỳ hạn (tiền gửi tiết kiệm..., một bộ phận cấu thành của M2). Dữ trữ bắt buộc có thể được gửi ở [[ngân hàng trung ương]] hoặc giữ tại két dự trữ của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, thông thường các ngân hàng thương mại sẽ gửi ở [[ngân hàng trung ương]] để được hưởng lãi suất. Ở [[Việt Nam|Việt nam]], tỷ lệ dữ trữ bắt buộc được quy định cho hai loại tiền gửi: tiền gửi không kỳ hạn cộng với tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm và tiền gửi có thời hạn từ 1 năm đến 2 năm, trong đó tỷ lệ dữ trữ bắt buộc so với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến 2 năm thấp hơn. Ngoài ra tỷ lệ dữ trữ bắt buộc còn được quy định khác nhau đối với những loại ngân hàng khác nhau có thể theo quy mô, tính chất hoạt động... [[Ngân hàng trung ương]] của một số quốc gia như các nước thuộc [[Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland|Anh]], [[Thụy Sĩ|Thuỵ Sỹ]],... đã không còn áp dụng quy định tỷ lệ dữ trữ bắt buộc nữa.
 
==Xem thêm==
*[[Lãi suất chiết khấu]]
*[[Chính sách lưu thông tiền tệ|Chính sách tiền tệ]]
*[[Cung ứng tiền tệ|Cung tiền]]
 
==Tham khảo==