Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đạn tự hành”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n trình bày
n Reflinks: Converting bare references
Dòng 21:
==Mô tả==
===Cơ chế đẩy===
Đạn tự hành có thể có [[động cơ điện]] như [[ngư lôi có điều khiển]], [[động cơ nhiệt]] các loại, [[động cơ phản lực dùng không khí]], [[động cơ tên lửa]], cũng có thể bắn bằng [[súng]] như các [[ATGM]] bắn từ pháo tăng, cũng có thể đơn giản không có [[động cơ]] mà dùng [[trọng lực]] hay [[vận tốc]] ban đầu của máy bay mẹ như [[bom lượn]] (còn gọi là bom có điều khiển). Một số loại đạn tự hành bắn từ nòng dã pháo cũng không có động cơ như hệ thống [[Crusader 155mm]] Mỹ hay [[Msta 152mm]] [[2S19]] Nga bắn đạn [[Krasnopol 152mm]] <ref>[http://www.army-technology.com/projects/mstas/ MSTA-S 2S19 152mm Self-Propelled Howitzer - Army Technology<!-- Bot generated title -->]</ref> <ref>[http://www.encyclopedia.com/doc/1G1-92457739.html]</ref> <ref>[http://www.aeronautics.ru/archive/armored_vehicles/2s19.htm]</ref> <ref>[http://biomicro.sdstate.edu/pederses/asmbat.html]</ref> <ref>[http://personal.inet.fi/cool/foxfour/sovmis/sovmis-as.html Soviet Air-to-Surface Missiles<!-- Bot generated title -->]</ref>.
 
====Các cơ chế đẩy của đạn tự hành bay trên không====
Dòng 112:
Để xác định mục tiêu, máy lái ngày nay cũng dùng các biện pháp thủ công hay tự động như trên. Đạn AT-15 Nga là đạn đầu tiên sử dụng radar băng sóng mm để phát hiện định vị mục tiêu trên AT-15. Các cách định vị-bám mục tiêu bằng hình học cũng mới được phát triển nhưng còn quá kém tin cậy cho đạn nhỏ.
 
Ngày nay đã có những đạn ATGM tự động hoàn toàn, chúng tự tìm ra xe tăng và tấn công, tuy nhiên, khả năng nhầm lẫn của chúng còn cao. Nga và Đức đã sử dụng các loại đạn này. Ví như giàn tên lửa nhiều nòng MRLS BM-30 Smerch (tiếng Nga: Смерч) có đạn MOTV-3F, mỗi đạn mẹ mang 5 đạn con bắn xa 90km, mỗi xe bắn liên tiếp 12 đạn mẹ. Khi tách khỏi đạn mẹ, đạn con dùng dù rơi xuống chậm quan sát, khi phát hiện mục tiêu bằng hồng ngoại nhiều bước sóng có đo nhiệt độ, đạn con tách khỏi dù tấn công <ref>[http://www.youtube.com/watch?v=tvntHazo6hE 300-mm "Smerch" MRLS - full version (300-мм РСЗО "Смерч"- полная версия) - YouTube<!-- Bot generated title -->]</ref>. BM-30 cũng bắn ra một loại đạn đặc biệt là các UAV dùng một lần, chúng bay lượn trên vùng trời có mục tiêu để trinh sát cũng như chụp ảnh lại kết quả bắn.
 
====Sơ lược lịch sử đạn tự hành chống tăng ATGM====
Đạn tự hành chống tăng ATGM đều có thiết kế sử dụng nguyên lý đầu đạn lõm xuyên giáp hạng nặng. Loại đầu đạn này cũng được dùng trên các súng pháo khác, thường gặp nhất là các súng pháo không giật. Trong WW2, loại đầu đạn này đã được dùng rộng rãi trong các súng chống tăng vác vai ở cả hai bên, như Bazoka Mỹ và Panzerfaust Đức, tuy nhiên, cấu tạo các đầu đạn của các súng này vẫn đơn giản, sử dụng thuốc nổ thông dụng cho đạn pháo là TNT, truyền nổ dưới lên. Cấu tạo truyền nổ đơn giản này giảm klhả năng xuyên sâu, giảm khả năng xuyên khi va phải giáp nghiêng, làm các vũ khí này không có hiệu quả lớn trong chiến tranh (trong trận Làng Vây, M72 va phải giáp mỏng của PT-76 cũng văng ra do giáp này quá nghiêng). Cho đến khi B-40 được Liên Xô chấp nhận sử dụng năm 1949 thì khối Xã Hội Chủ Nghĩa cũ chuyển sang dùng trạm truyền nổ chữ U. Trạm truyền nổ chữ U cho phép xuyên sâu kể cả khi đạn gặp giáp nghiêng, từ đây các loại đầu đạn này có vai trò quan trọng trong chiến trường Link phân biệt trạm truyền nổ chữ U và dưới lên <ref>[http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,1047.msg140986.html#msg140986 B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒<!-- Bot generated title -->]</ref>. Bên Phương Tây, cho đến khi Tây Đức sát nhập Đông ĐỨc thì không có bài toán tính toán để thực hiện trạm truyền nổ chữ U, PanzerFaust 3 phiên bản cải tiến sau khi sát nhập là bản đầu tiên của phương Tây có trạm truyền nổ chữ U và tandem, tuy nhiên chỉ rất ít nước quanh Đức sử dụng. Sau khi có các giáp phức hợp khởi đầu là T-64, và đặc biệt sau khi giáp phản ứng nổ ERA được lắp đại trà trên T-72, thì đạn lõm có thêm tandem tức 2 tầng vượt ERA. Gần đây, Nga đã sản xuất súng cá nhân 2 nòng bắn ra 2 đạn trước sau, một đạn để phá ERA. Ngoài giáp phản ứng nổ ERA thì tiền thân của giáp phức hợp đã có từ thời WW2, người tá dùng lưới bọc quanh các xe tăng T-34 để ngăn panzerfaust, lưới này ngày nay gọi là lưới B40.
 
 
Dòng 123:
Loại đạn tự hành chống tăng đầu tiên Đức xử dụng là một xe xích lái từ xa chạy bằng động cơ đốt trong, xe mang một khối thuốc lớn, không khoan được giáp nhưng lật ngửa được xe tăng. Xe được lái bằng dây rất đơn giản, dây dẫn là dây đôi truyền điện, nếu không có điện thì xe đi thẳng, có một chiều điện thì xe rẽ một bên, đổi chiều điện thì xe rẽ bên khác, hệ thống điều khiển chỉ có vài diode lọc điện tần số thấp mà con người đã biết từ 187x, rất tin cậy, dòng điện sẽ hút các bộ côn kéo 2 xích hai bên. Nguyên lý này cũng được sử dụng để điều khiển các ngư lôi cổ.
 
Loại tên lửa chống tăng có điều khiển đầu tiên là [[:en:Ruhrstahl X-4|Ruhrstahl X-7]], một phiên bản của [[:en:Ruhrstahl X-4|Ruhrstahl X-4]] <ref>[http://www.luft46.com/missile/x-4.html Ruhrstahl X-4 Air-to-Air missile Luft '46 entry<!-- Bot generated title -->]</ref> <ref>[http://en.wikipedia.org/wiki/X-4_missile#X-7_anti-tank_missile Ruhrstahl X-4 - Wikipedia, the free encyclopedia<!-- Bot generated title -->]</ref>. Các đạn này lái bằng tín hiệu truyền qua dây, đạn vừa bay vừa xả dây dẫn ra. Panzerabwehrrakete X-7 (tên lửa chống tăng X-7) là tên chính thức của ATGM này, nặng 9kg, vận tốc khoảng 100 m/s, tầm bắn 1000 mét. Đạn sử dụng 2 tầng động cơ tên lửa nhiên liệu rắn, có hai cánh, mang hai dây điều khiển, một dây lên xuống và một dây trái phải. Đạn có con quay hồi chuyển và khi bay đạn quay với vận tốc 2 vòng / giây, nhờ con quay hồi chuyển mà mạch điện sẽ nối khi đạn quay đến góc thích hợp để thực hiện lệnh lái, đạn phun ra bột sang để người điều khiển dễ quan sát. Link chi tiết về tên lửa này <ref>[http://www.oocities.org/pizzatest/panzerfaust12.htm ATGM Panzerabwehrrakete<!-- Bot generated title -->]</ref>. Đầu đạn nhồi 2,5kg và điểm hỏa bằng ngòi chạm nổ. Đạn ra đời trong tình huống mà mạch điện tử còn quá yếu nên các giải pháp kỹ thuật quá phức tạp, do đó đạn không được ứng dụng trong chiến tranh. Tuy nhiên, nguyên tắc điều khiển này là nguyên tắc chung cho đến nay.
 
Sau chiến tranh, người Pháp đi tiên phong trong việc phát triển ATGM. Một thuận lợi là các transitor được phát triển thu nhỏ, tin cậy, cho phép bắt đầu thời đại máy tính với những mạch số đơn giản. Tên lửa chống tăng đầu tiên của Pháp là [[:en:SS.10|SS.10]], được phát triển từ năm 1948 và chấp nhận sử dụng năm 1955. Đầu nổ nhồi 5 kg, cả đạn 15kg, tầm bắn xa nhất 1600 mét. Sau đó có các đạn [[:en:ENTAC|ENTAC]] được chấp nhận năm 1957 và sản xuất đến năm 1974 với số lượng 14 vạn đạn, sử dụng chất đẩy lỏng. Thụy Sỹ / Đức có đạn tương tự là Cobra được chấp nhận năm 1957, cả đạn khoảng 10kg, đầu nhổi 2,5kg, tốc độ khoảng 100-140m/s.
Dòng 175:
Đạn tự hành đối hạm có nhiều cách để vượt qua hệ thống đối không. Phổ biến nhất của đạn Nga là tấn công bằng nhiều đạn cùng một lúc, các đạn bay theo nhiều đường bay khác nhau, trong đó đáng ngại nhất là các đường bay là là mặt biển và bổ nhào theo quỹ đạo đạn đạo. Đạn bổ nhào theo quỹ đạo đạn đạo có vận tốc rất lớn lên đến M5-M6, đầu đạn bảo vệ tốt, kể cả khi phần điều khiển của đầu đạn bị phá hủy không lái được, thì đạn vẫn lao theo quỹ đạo đường đạn, ở tầm súng phòng không chỉ một vài km thì vẫn đủ để đạn trúng hạm đã mất điều khiển đến trúng đích. Những đạn tự hành chống hạm có cánh kiểu Nga bay là là cách mặt biển 5-15 mét với tốc độ M2 đến M3, thời gian các máy quan sát định vị được đạn rất ngắn, cho đến nay phương Tây hầu như không có phương án chống cự. Người Mỹ không có đạn tự hành chính xác tốc độ cao dùng đạn tàng hình, nhưng khả năng kháng thiết bị bay tàng hình ở tầm gần ngày nay đã rất phổ biến.
 
Nếu nhìn về lịch sử đánh nhau trên mặt nước thì trước WW2 các vũ khí đánh nhau chủ yếu là pháo cỡ lớn 3xx-4xxmm, và chống cự lại chúng băng giáp thép dày hơn nửa mét. Trong WW2, Nhật Bản đã gây choang vì thiết kế hạm đội mới có tầu diệt tầu chủ lực là tầu sân bay. Từ đó, Mỹ học theo Nhật và cho đến nay vẫn dùng hạm đội kiểu Nhật Bản, loại hạm đội có tầu sân bay là vũ khí diệt tầu chủ lực. Đương nhiên, máy bay có tầm xa và mang được bom lớn hơn nhiều pháo lắp trên tầu. Đến cuối chiến tranh, khi đã yếu, Nhật Bản đã dùng máy bay có người lái cảm tử như một loại đạn. Nhưng dĩ nhiên máy bay có người lái quá cồng kềnh và không thể có khả năng vận động mạnh mẽ như máy bay tự động. Người ĐỨc đã thử nghiệm dùng đạn hành trình V2 để chống tầu, nhưng đạn này có khả năng vận động kém. Fritz X là loại đạn chống hạm đầu tiên, được Đức đưa ra và đã lập các chiến công lớn như bắn chìm soái hạm Ý. Ruhrstahl X-1 (Fritz X) có thể có động cơ nhỏ hay không có động cơ, nên nó lai giữa [[bom lượn]] và tên lửa, được lái qua sóng radio bởi hệ thống lái Kehl-Straßburg (phát triển bởi Telefunken) <ref>[http://www.wehrmacht-history.com/luftwaffe/missiles/ruhrstahl-x-1-anti-ship-missile.htm Ruhrstahl X-1 Kramer X-1 (Fritz X) Anti-ship Missiles<!-- Bot generated title -->]</ref>, đạn mang đầu chứa 300kg thuốc nổ và có tầm xa 5km, thả từ máy bay, tổng khối lượng phiên bản không động cơ 1362kg, đầu đạn có mũ bảo vệ 130mm hợp kim nhôm. Đức đã dùng nhiều thiết bị điều khiển khách nhau cho nhiều loại đạn tự hành, nhưng do trình độ chung về điệnt ử ngày đó còn quá yếu nên các đạn của họ không được dùng nhiều, chúng dễ bị giải mã lệnh lái, gây nhiễu, cũng như có tính năng ban đầu quá yếu.
 
Sau chiến tranh, Liên Xô đã nỗ lực vượt bậc để đưa đạn tự hành chống hạm cũng như các loại đạn tự hành khác vào ứng dụng thực tế. CHiến lược của Liên Xô là phát triển các tầu sân bay bay tức các máy bay hạng nặng, bắn ra các đạn tự hành tức các máy bay không người lái. Khác với Liên Xô, Mỹ dừng lại ở mức hạm đội máy bay có người lái kiểu Nhật Bản. Loại đạn tự hành chống hạm được sản xuất lớn đầu tiên là KS-1 Kometa <ref>[http://www.aviation.ru/Missiles/KS-1.html]</ref>, đầu 195x, đây là phiên bản máy bay MiG-15 không người lái, mỗi Tu-16 mang được 2 đạn, đầu đạn nhồi 400kg thuốc, bắn xa 80km, điều khiển bằng radar. Sau này đạn KS-1 được cải tiến nhiều, tăng độ tin cậy, tầm xa, sức công phá, có các phiên bản bắn từ máy bay, xe cơ giới mặt đất và tầu biển. So với MiG-15 nguyên thủy thì đạn đổi sang dùng loại động cơ gọn nhẹ hơn, đổi lấy việc giảm tuổi thọ. Cho đến 197x Liên Xô cho ra loại chiến hạm chuyên dùng đạn tự hành trong vai trò tầu đối kháng diệt tầu chủ lực là Kirov Class (Type 1144.2), ngày nay chiếc Kirov đổi tên là Peter the Great (Piotr Đại Đế), nó đã lên đà hiện đại hóa nhiều lần, chạy bằng năng lượng hạt nhân. Tầu không mang giáp dầy mà tự vệ bằng hệ thống phòng không nhiều tầng, radar lớn nhất trong số các tầu chiến. Vũ khí tấn công chủ yếu của tầu là các đạn P-700 Granit tầm bắn 700km, đầu nhồi 750kg thuốc, tốc độ tối đa M2,5, đường bay là là cách mặt biển 15 mét, cả đạn nặng 7 tấn. Cho đến nay, tấm bắn của loại đạn này vẫn gần gấp đôi tầm chiến đấu của máy bay trên tầu sân bay hiện tại của Mỹ là F-18 Hornet.
 
Các nước Trung-Ấn và nhiều nước khác đã tìm cách liên doanh-mua kỹ thuật của Nga để phát triển hàng loại các đạn diện hạm hiện đại như Brahmos Ấn Độ. Các đạn này đều trang bị radar hiện đại, đường bay là là mặt biển, phối hợp theo nhóm, tốc độ bay là là M2-M3, có các phiên bản bắn từ máy bay-xe cơ giới-tầu chiến-tầu ngầm. Nhưng cho đến nay không loại đạn nào mạnh như Granit. Hiện tại các nước ngoài Nga đều thỏa mãn với việc sở hữu loại đạn diệt hạm mạnh nhất của họ có tầm bắn khoảng 300km. Riêng Brahmos là loại đạn rất mạnh trong số đó, đạn khởi động bằng động cơ tên lửa, sau đó động cơ khởi tốc được tháo bỏ, đạn tiếp tục tăng tốc bằng động cơ tuốc bin một luồng turbojet, khi đã bay nhanh, động cơ này tăng phần không qua tuốc bin trở thành động cơ lai giữa động cơ tuốc bin và động cơ luồng nén không khí bằng vận tốc ramjet. Brahmos có hệ thống dẫn đường chống tàng hình mạnh-trong khi bản thân nó lại tàng hình mạnh, tên lửa có radar riêng, trong đường bay thấp khi còn xa mục tiêu đạn được dẫn đường bằng radar mẹ từ bệ phóng, một đường may khác là đạn nhớ vị trí mục tiêu, bay thấp dùng dẫn đường quán tính đến gần. Một đường bay khác thừa kế từ thời các P-500 196x là một đạn bay cao chấp nhận để địch nhìn thấy nhưng cũng nhìn đựoc địch, cung cấp dữ liệu cho các đạn khác bay thấp, nay đường bay này rất hiệu quả khi có máy tính. Đạn bay cách mặt nước 10 mét với tốc độ M2,8, tầm bắn 290km. [[Brahmos]] được phát triển từ P-800 Oniks, có cấu hình khí động giống như Granit nhưng nhỏ hơn, đạn nặng 3 tấn mang đầu nhồi 300kg.
Dòng 194:
Đạn tự hành đối đất rất đa dạng, từ các tên lửa đạn đạo liên lục địa, đạn tự hành có cánh tầm xa tầm gần, cho đến các bom lượn. Các đạn tự hành đạn đạo mang đầu đạn chiến lược đã nói ở phần trên.
 
Các đạn tự hành đạn đạo chiến thuật có thể kể đến 9K720 Iskander, đạn này được thiết kế cho vừa hiệp ước cắt giảm vũ khí, có tầm bắn nhỏ hơn 500km theo hiệp ước một chút, nối tiếp các thế hệ cũ như 9К714 Ока. Iskander dùng để đánh chính xác các mục tiêu dưới 500km như các đài radar, trung tâm chỉ huy, tầu chiến. Đạn bay theo quỹ đạo đường đạn vận tốc 2100m/s (M6,5, hiện nay phương tây không có vũ khí chống trả), đạn nhảy quỹ đạo rất mạnh để vượt qua phòng thủ, đầu nhồi 400kg, cả đạn nặng 3800kg. Đạn có các chế độ dẫn đường bằng hệ thống dẫn đường quán tính, hệ thống định vị toàn cầu và radar, trong đó hệ thống dẫn đường quán tính không thể gây nhiễu cho độ chính xác 7 mét. Bản thân hệ thống định vị toàn cầu và radar cũng rất khó gây nhiễu trong đường bay của đạn này, vì khi bị nhiễu thì nó đã ở gần mục tiêu và vẫn tiếp tục dùng dẫn đường quán tính hay bay theo quỹ đạo đường đạn khi đầu điều khiển đã hỏng. Những đạn bắn bằng máy bay cũng có cấu hình tương tự nhưng nhẹ hơn nhiều nhờ vận tốc và độ cao của máy bay mẹ, như Kh-15 <ref>[http://en.wikipedia.org/wiki/AS-16_Kickback Kh-15 - Wikipedia, the free encyclopedia<!-- Bot generated title -->]</ref>.
 
Đạn tự hành có cánh đối đất có thể kể các đại diện P-500 Bazalt nặng 4800kg, mang đầu nhồi 950kg, xa 550km, tầm 700km cho phiên bản sau, hiệu quả mang đầu đạn của đạn này cao hơn các đạn chống hạm, đổi lại nó không bay được quá thấp như đạn chống hạm, tốc độ của P-500 đạt M2-M2,3 tùy phiên bản. P-500 dùng động cơ tên lửa để xuất phát sau đó dùng ramjet-động cơ dùng không khí nhưng không có tuốc bin, ramjet dùng tốc độ để nén không khí. P-500 bay cao từ 50-7000 mét, được trang bị cho tầu chiến lớp Kiev vừa chống hạm vừa đối đất. Loại đạn tầm ngắn 110km dùng để chống radar hay tầu chiến, bắn từ máy bay, khởi tốc bằng động cơ tên lửa và chạy bằng ramjet <ref>[http://en.wikipedia.org/wiki/AS-17_Krypton Kh-31 - Wikipedia, the free encyclopedia<!-- Bot generated title -->]</ref>, Kh-31 nặng 600kg vừa sức mang của máy bay đa năng thông dụng, không cần đến máy bay hạng nặng.
 
Các đạn tự hành có máy đẩy dùng không khí dùng động cơ không có tuốc bin chỉ có thể bay với tốc độ cao và hao nhiên liệu. Loại máy bay dùng động cơ tuốc bịn cho hiệu quả sử dụng nhiên liệu cao ở tốc độ thấp cũng được ứng dụng làm đạn không người lái. Nổi tiếng có Tomahawk BGM-109 của Mỹ. BGM-109 có đầu nhồi 450kg, nặng cả đạn 1600kg, bắn xa 800 dặm - 1300 dặm từ phiên bản (1300km-2000km), đạn phóng từ ống phóng tiêu chuẩn 600mm, sau đó cánh xòe ra. BGM-109 sử dụng động cơ tên lửa khởi tốc trong trường hợp không thả từ máy bay, sau đó đạn hoạt động bằng động cơ máy bay turbofan, động cơ turbofan là động cơ máy bay dùng không khí, có tuốc bin nhưng phân luồng khí, chỉ một phần không khí đi vào buồng đốt được nén mạnh, còn lại chỉ được nén nhẹ bằng fan không qua buồng đốt, loại động cơ này có lượng thông qua cao và là động cơ máy bay không dùng cánh quạt ngoài tiết kiệm chất đẩy nhất. BGM-109 tấn công bằng đường bay thấp luồn tránh phòng không, tốc độ dưới âm, tối đa 880km/h. BGM-109 có các hệ thống dẫn đường bằng định vị toàn cầu, dẫn đường quán tính và dẫn đường bằng radar nhận dạng bản đồ. Việc nhận dạng bản đồ không phải chỗ nào cũng áp dụng được, còn hệ thống dẫn đường quán tính của Mỹ kém chính xác, cũng như không thích hợp với loại đường bay này, nên dẫn đường chủ yếu của BGM-109 là hệ định vị toàn cầu. Cách dẫn đường cũng như đường bay này là nhược điểm của BGM-109, tỷ lệ tên lửa đi lạc rất nhiều, bị bắn hạ nhiều... mặc dù mới chỉ đối phó với các đối thủ rất yếu. Ngay cả các đạn đến được mục tiêu cũng rất ít hiệu quả do không đánh chính xác, bằng chứng là các đài truyền hình của Lybia và Iraq luôn hoạt động cho đến kết thúc chiến tranh. Cùng loại này phía Nga có nhóm Kh-55 <ref>[http://en.wikipedia.org/wiki/AS-15_Kent Kh-55 (missile family) - Wikipedia, the free encyclopedia<!-- Bot generated title -->]</ref>, tuy nhiên, do hoàn thiện hệ thống dẫn đường quán tính nên các đạn này an toàn hơn, cũng không vì thế mà người Nga lạm dụng loại đạn có đường bay quá xa nhưng quá yếu đuối này.
 
Phiên bản dưới âm tầm ngắn bên Mỹ là AMG-84 Harpoon nặng 690kg đầu nhồi 220kg bắn xa 124km tốc độ dưới âm, đạn được dùng cho cả đối đất và chống hạm, trong nhiệm vụ chống hạm thì đạn là chủ lực của quân Mỹ. Đạn dùng động cơ khởi tốc tên lửa và sau đó là động cơ tuốc bin 1 luồng turbojet. Nga có Kh-35 tương tự như Harpoon, Kh-35 đang chú ý vì nó được trang bị cho Việt Nam, dùng động cơ turbofan thích hợp hơn cho tốc độ chậm. Cả hai loại đạn này đầu có các phiên bản bắn từ máy bay và tầu chiến, xe cơ giới, tầu ngầm. Nhình tổng thể thì người Mỹ quá yếu về đạn có cánh, họ thiếu hẳn các đạn có tốc độ cao vượt qua phòng thủ và khả năng điều khiển thông minh tấn công bằng nhiều phương án.
 
Người Nga có thêm các đạn tự hành dùng không khí đối đất khác nhau. Ví như đạn mang đầu chiến lược Meteorit Kh-90 <ref>[http://www.astronautix.com/lvs/meteorit.htm Meteorit<!-- Bot generated title -->]</ref> bắn 3 ngàn km với tốc độ M2,5. Kh-59 cũng là đạn dưới âm nhưng bắn từ máy bay, dùng động cơ tuốc bin, nặng 930kg, đầu nhồi 320kg, bắn xa 200-300km tùy bản. Klub cũng là đạn được Việt Nam mua, nặng từ 1,3-2,3 tấn, mang các loại đầu đạn đến 400kg. Klub là loại đạn rất đa năng được thiết kế để có thể sử dụng bằng nhiều phương tiện và tấn công bằng nhiều phương án, tấn công nhiều loại mục tiêu. Đạn bay được các loại đường bay từ bay là là cho đến bổ nhào theo quỹ đạo đường đạn, tốc độ từ dưới âm cho đến M3. Trong đó, đạn có thể dễ dàng thay đổi cấu hình động cơ từ việc dùng tuốc bin cho đến hoàn toàn tên lửa. Một cấu hình được công bố không cần thay đổi động cơ cũng thay đổi tốc độ tấn công từ M0,8 đến M3, mang đầu đạn 200kg, xuất phát từ xe cơ giới <ref>[http://www.fas.org/man/dod-101/sys/missile/row/club.htm 3M-54 Klub<!-- Bot generated title -->]</ref>.
 
===[[Bom lượn]]===
Dòng 208:
[[Bom lượn]] là đạn tự hành không có động cơ, nó dùng các cánh khí động để lái. Bom lượn được thả từ máy bay và có các kiểu dẫn đường khác nhau. Ruhrstahl X-1 (Fritz X) là một loại bom lượn.
 
Vì cấu hình như trên, nên bom lượn có tầm rất ngắn, đổi lại bom lượn có tỷ số khối lượng thuốc nhồi đầu / toàn bộ khối lượng rất lớn, nâng cao vọt khối lượng thuốc phá hữu ích mà máy bay mang theo. Bom lượn khó tấn công các mục tiêu di chuyển như tầu biển, nên thường được dùng tấn công mặt đất. Loại bom to nhất thế giới mang tên "Bom Bố" của Nga cũng là một loại bom lượn. Bên Mỹ có GBU-15 (Guided Bomb Unit 15), 1,1 tấn, tầm tối đa 24km <ref>[http://www.designation-systems.net/dusrm/m-112.html Rockwell GBU-15(V)/B<!-- Bot generated title -->]</ref>. [[AGM-154 Joint Standoff Weapon]] khi được máy bay mạnh ném đi có thể lượn đến 100km.
 
Thông thường, nhiều loại đạn kết hợp cả tính năng động cơ và tính năng lượn, nó mang theo động cơ nhỏ gọn có thể bật tắt nhiều lần, để năng cao khả năng vận động. Ví dụ GBU-15 có phiên bản dùng động cơ là AGM-130 <ref>[http://www.designation-systems.net/dusrm/m-130.html Boeing AGM-130<!-- Bot generated title -->]</ref>.
 
 
Dòng 219:
Các đạn tự hành đạn đạo thường có vận tốc rất lớn nên ABM không chung nhóm với SAM. Ngày nay, một số SAM đã có khả năng chống đạn tự hành đạn đạo như SM-3 Mỹ, S-400 Nga, nhưng khả năng rất hạn chế. Do đó người Nga chỉ xây dựng ABM trên cơ sở các đạn SAM khi có S-500. Thật ra, ngày nay người Nga đã lên kế hoạch thiết kế và đóng các tầu chiến cho nhiệm vụ ABM, hạ thủy tầu đầu tiên vào 2016, vừa thời điểm đón những lô S-500 ra đời. Ngày nay, Mỹ đã dùng nhóm tầu chiến AEGIS và các trạm trên bộ tương tự để triển khai SM3. Tuy nhiên ứng dụng các tên lửa SAM hiện nay cho mục tiêu chống đạn đạo là nhảm nhí. S-300 có khả năng đánh mục tiêu 2,8km/s, S-400 là 4,8km/s, còn SM3 là 3,7km/S. Tất cả các tên lửa hiện đại nhất hiện tại trên đều chỉ có thể đánh chặn với khả năng trúng thấp các tên lửa đạn đạo yếu nhất. Thậm chí là các tên lửa đạn đạo có tầm bắn 500km thì SM3 cũng đã không đánh được. S-400 có thể đanh được các tên lửa tầm ngắn nhưng điều đó quá thiếu để dùng nó cho nhiệm vụ ABM.
 
Tên lửa S-500 hiện nay bước vào giai đoạn thử nghiệm, được trang bị vào khoảng 2015, có khả năng đánh các mục tiêu có vận tốc 7km/s là vận tốc của đại đa số các tên lửa đạn đạo <ref>[http://vtc.vn/311-346822/quoc-te/nga-trien-khai-he-thong-phong-thu-ten-lua-sieu-toi-tan.htm Nga triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa siêu tối tân - VTC News<!-- Bot generated title -->]</ref>. Chỉ đến lúc đó thì mới xuất hiện nhóm SAM kiêm chức năng ABM, còn hiện nay S-400 vẫn là SAM chuyên nghiệp và ABM là nhóm đạn tự hành riêng.
 
Để đánh chặn đạn tự hành đạn đạo, người ta hầu như chỉ có thể đánh chúng vào các giai đoạn giữa (giai đoạn quỹ đạo) và giai đoạn cuối (giai đoạn trở lại không khí) của đạn đạn đạo. Ở giai đoạn đầu (giai đoạn phóng lên) thì đạn tự hành đạn đạo đang nằm trên đất địch và do đó rất khó hy vọng đánh được chúng. Các đạn tự hành đạn đạo liên lục địa của Nga hiện nay đều bắt đầu giai đoạn giữa bằng các động tác né tránh, như tung ra nhiều đầu đạn giả khi bắt đầu giai đoạn giữa, nếu là đạn đạn đạo lớn mang nhiều đầu đạn thì các đầu đạn cũng tách ra sau khi phóng. Phần đầu đạn mang bom chiến lược trở lại không khí chuyển động trong giai đoạn quỹ đạo và giai đoạn trở lại không khí nhảy quỹ đạo nhiều lần để né các hệ thống đánh chặn. Như thế, cần những đạn đánh chặn rất mạnh và số lượng đạn đanh chặn bắn lên lớn hơn nhiều so với số đạn tự hành đạn đạo mang đầu đạn chiến lược bắn tới. Khi sử dụng được SAM cho đánh chặn đạn tự hành đạn đạo, thì SAM có số lượng đạn rất lớn và nhẹ việc đi nhiều. Tuy nhiên, điều đó đến nay vẫn không khả thi và các ABM dùng những đạn riếng, số lượng ít, đắt đỏ và to nặng. Khi sử dụng SAM để đánh chặn đạn đạo, thì hướng ưu tiên là chở chúng trên các tầu chiến để đánh chặn từ biển, từ xa... đồng thời việc đánh đuổi theo mục tiêu của các SAM cho khả năng trúng cao vọt so với đánh chặn, đó là nguyên tắc của hệ thống EAGIS-hài hước là nó chưa có đạn đủ yêu cầu. Ngược lại với SAM dùng cho đánh chặn đạn đạn đạo, thì việc dùng các đạn ABM riêng hiện nay đều sử dụng phương pháp đánh chặn đối đầu, đặt ở gần mục tiêu.
 
Cho đến nay, phương án đánh chặn tên lửa liên lục địa khả thi vẫn là sử dụng các đạn tự hành mang đầu đạn hạt nhân nhỏ nổ phá hủy vùng rộng, chuyên dùng đánh chặn đạn địch ở các giai đoạn giữa (quỹ đạo) và cuối (vào không khí). Cùng với đạn, hệ thống radar cảnh báo sớm cũng là một khó khăn cần vượt qua khi muốn đánh chặn đạn tự hành đạn đạo liên lục địa. Ngoài việc đưa các vệ tinh quan sát radar và hồng ngoại lên, thì phương án radar trên mặt đất vẫn là đảm bảo nhất. Từ 195x Liên Xô đã xây dựng các radar cảnh báo sớm nhìn quá đường chân trời, kỹ thuật nhìn quá đường chân trời được thực hiện bằng các bước sóng dài <ref>[http://www.globalsecurity.org/wmd/world/russia/steel-yard.htm S-225 - ABM-2 System<!-- Bot generated title -->]</ref> xem radar Don-2N của ABM-2 <ref>[http://www.globalsecurity.org/wmd/world/russia/pill_box.htm Don-2NP Pill Box Radar - Soviet BMD<!-- Bot generated title -->]</ref>. Có thể xem bản đồ phủ sóng các radar đó ngày nay <ref>[http://www.globalsecurity.org/wmd/world/russia/facility-radar.htm Missile Defense Radar Sites<!-- Bot generated title -->]</ref> ảnh <ref>[http://www.globalsecurity.org/wmd/world/russia/images/daryal_radar.gif]</ref> <ref>[http://www.globalsecurity.org/wmd/world/russia/images/hh-map.gif]</ref>. Các ABM còn cần thêm một hệ thống radar nữa là radar đánh chặn, sau các radar cảnh báo sớm, thì các radar đanh chặn định vị chính xác mục tiêu từ 750km và điều khiển đạn đánh chặn từ 300km đến 50km. Tất cả các radar này đều không thể luồn qua được bằng kỹ thuật tàng hình hấp thụ sóng radar, vì bước sóng của chúng dài, cần những áo tàng hình rất lớn dầy hàng mét mà không đạn nào mang được.
 
A-35 là hệ thống đánh chặn đạn đạo tiêu chuẩn đầu tiên của Liên Xô 196x, được NATO gọi là ABM-1, đạn nặng 23 tấn, bắn xa 300km, mang động cơ hỗn hợp hồm cả động cơ tên lửa và động cơ ramjet dùng không khí. Phiên bản cải tiến ABM-1U mang tầng cuối là động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng bật tắt nhiều lần để chỉnh hướng quỹ đạo. Radar của hệ thống là Don-2 có tầm quét 6 ngàn km. Hệ thống đánh chặn đạn địch ở cả hai giai đoạn giữa và cuối. Từ đó đến nay đã nhiều lần cải tiến, ngày nay Nga đang dùng các ABM-3 và ABM-4.
 
ABM-3 có các radar Don-2N quét đến tận châu Phi, radar đánh chặn ABM-3. Đạn tầm ngắn 53Т6 mang đầu đạn hạt nhân 10kt bắn xa 120km, nặng 10 tấn <ref>[http://www.youtube.com/watch?v=slklsLsN7qs 53Т6 старт на Приозёрском полигоне (35 площадка) Сары-Шаган - YouTube<!-- Bot generated title -->]</ref>, đạn này dùng để đánh giai đoạn quay lại khí quyển của đạn địch. Đạn tầm xa 350km 51T6 nặng 33 tấn dùng để đánh giai đoạn quỹ đạo của đạn địch. Sơ đồ bố trí ABM Nga <ref>[http://warfare.ru/db/catid/239/linkid/2243/title/air-space-defence-troops/]</ref> <ref>[http://warfare.ru/db/catid/239/linkid/2243/image/1546/]</ref>.
 
Bên Mỹ, do chiến lược phát triển sai nên đã không có ABM đúng đắn nào được thực hiện. Phương án đầu tiên cũng như SM3 ngày nay dùng đạn tự hành đất đối không SAM. Phiên bản riêng dành chống đạn tự hành đạn đạo liên lục địa của [[:en:Project Nike|Project Nike]] không thỏa mãn và không qua thử nghiệm, phiên bản chống đạn đạo của nó là Nike Zeus <ref>[http://en.wikipedia.org/wiki/Nike_Zeus#Nike_Zeus Project Nike - Wikipedia, the free encyclopedia<!-- Bot generated title -->]</ref>. Tiếp theo, trong 197x, [[:en:LIM-49 Spartan|LIM-49 Spartan]] thay thế nhưng chỉ phục vụ vài tháng, và như thế thực chất là nó thất bại. [[:en:LIM-49 Spartan|LIM-49 Spartan]] cũng có cấu hình giống các đạn đánh chặn Liên Xô nhưng nó gây ra hỏng máy tính khi nổ. Sau đó, Mỹ đi theo National Missile Defense – NMD, đánh chặn đạn tự hành đạn đạo liên lục địa bằng những phương án viễn tưởng như dùng laser chở trên máy bay đốt đạn, hay đánh chặn chính xác không dùng đầu nổ mà bằng đạn ta đâm đầu ngược hướng đạn địch... tất cả các phương án đó đều không được sử dụng. Cho đến nay, Mỹ sử dụng SM3 như trên. [[:en:Anti-ballistic missile|Anti-ballistic missile]] và mục Current counter-ICBM systems trong đó <ref>[http://en.wikipedia.org/wiki/Anti-ballistic_missile#Current_counter-ICBM_systems Anti-ballistic missile - Wikipedia, the free encyclopedia<!-- Bot generated title -->]</ref>. Trong đó, [[:en:Ground-Based Midcourse Defense (GMD)|Ground-Based Midcourse Defense (GMD)]] hiện vẫn đang được thử nghiệm, nhưng nó đánh đạn ta bắn lên vẫn phát được phát không. Cho đến nay, Mỹ vẫn chỉ đánh chặn được tên lửa tầm ngắn, mà thứ này lại không đe dọa nhiều nước Mỹ như các đạn liên lục địa của Nga, Tầu, Ấn <ref>[http://tuoitre.vn/The-gioi/387396/My-thu-thanh-cong-ten-lua-danh-chan.html]</ref>. Trong khi đó hệ thống đánh chặn tên lửa tầm xa không bao giờ vượt qua thử nghiệm <ref>[http://docbao.vn/News.aspx?cid=60&id=77034&d=16122010 Đọc Báo - Tin tức<!-- Bot generated title -->]</ref>. Như đã nói trên, để đánh chặn tên lửa tầm ngắn thì hiện nay các SAM S-400 đã thực hiện được. Hệ thống laser cực lớn chở trên máy bay đã dừng thử nghiệm . Ngoài Nga và Mỹ, hiện nay Trung Quốc và Ấn Độ đã đi từng bước phát triển kỹ thuật đánh chặn, trong đó Trung Quốc đã thông báo đanh chặn được tên lửa tầm trung <ref>[http://vov.vn/Home/Trung-Quoc-thu-nghiem-danh-chan-ten-lua-tam-trung/20101/131717.vov Trung Quốc thử nghiệm đánh chặn tên lửa tầm trung | ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM - VOV.VN<!-- Bot generated title -->]</ref>, vượt qua khả năng của Mỹ. Ấn Độ cũng đã thông báo triển khai dần hệ thống đánh chặn từ 2012 <ref>
{{chú thích báo
|tác giả= Kiệt Linh
Dòng 246:
[[File:V-1 cutaway.jpg|thumb|left|250px|Sơ đồ cắt V-1]]
[[File:V-2 rocket diagram (with English labels).svg|thumb|left|300px|Sơ đồ cắt V-2.]]
[[Đức]] trong [[Thế chiến thứ hai]] phát triển những loại đạn tự hành cơ sở ngày nay <ref>[http://www.wehrmacht-history.com/luftwaffe/missiles.htm Missiles<!-- Bot generated title -->]</ref>. [[:de:Aggregat 4|V-2]] là [[đạn tự hành đường đạn]], nó có [[con quay hồi chuyển]], [[tích phân quán tính]] và [[động cơ tên lửa]], đến nay vẫn là kiểu mẫu cho những [[đạn tự hành đường đạn]] cho đến tên lửa đẩy vũ trụ. [[:de:Aggregat 4|V-2]] có máy đẩy dùng động cơ tên lửa chất đẩy lỏng hai thành phần, chất đẩy có hai thành phần là nhiên liệu và chất oxy hóa, cồn 75 độ và oxi lỏng. Cấu tạo máy đẩy có hai đường nhỏ dẫn nhiên liệu và chất oxi hóa đến một buồng đốt nhỏ đẩy máy bơm tuốc bin, máy bơm này đẩy các chất đẩy đến buồng đốt chính, và hai đường thông áp từ buồng đốt chính đến các thùng chứa. Thêm nữa, [[:de:Aggregat 4|V-2]] dùng các cánh lái than chì để lái hướng lực đẩy, thực hiện đổi hướng cho đạn. [[V-1]] là [[đạn tự hành hành trình]], có [[động cơ]] dùng không khí, nó dùng [[pulse ramjet]], [[con quay hồi chuyển]] và [[chương trình]] bay cứng, [[pulse ramjet]] là loại ramjet đóng kín khi đốt nhiên liệu - để tăng hiệu quả nhiên liệu trong tốc độ thấp. [[:de:Fieseler Fi 103|Bom bay V-2]] có cấu hình là một máy bay không người lái vác động cơ trên lưng.[[Ruhrstahl X-7]] là [[ATGM]] đầu tiên của loài người, lái dây. [[X-4]] là [[AAM]] đầu tiên của nhân loại được ứng dụng, là một phiên bản X-4 có [[ngòi nổ]] chống máy bay bằng cảm ứng [[âm thanh]]. Các đầu dò hồng ngoại cho [[AAM]] và [[SAM]] lái radar cũng được phát triển như [[Wasserfall]] (một phiên bản R/C quan sát radar của V-2, tuy nhiên, đạn đã được sản xuất rất nhiều nhưng người ta không kịp hiệu chỉnh radar để sử dụng, sau này, nhưng nghiên cứu của Liên Xô cho thấy sử dụng nó là bất khả, nhưng trên cơ sở đó Liên Xô đã cho ra đời SAM-1 bằng radar lớn và tiên tiến hơn, [[:en:Wasserfall|tiếng Anh]]). Trong những ảnh còn lại, đã thấy X-7, A-4 tham chiến, cũng có tài liệu nói X-4 cũng đã diệt được mục tiêu. Tuy nhiên, số lượng của chúng và số mục tiêu chúng diệt được, nếu có, rất không đáng kể. Những chiến công quan trọng đạt được bởi các loại [[bom lượn]], cụ thể hơn là các [[đạn tự hành chống hạm]] (''anti-ship missile'') đầu tiên, trong đó đanh đắm hai [[soái hạm]] [[Ý]] (đã đầu hàng) và rất nhiều tầu chiến lớn của [[Đồng Minh]]. Các đạn này có [[điều khiển bằng truyền lệnh qua sóng vô tuyến]] (''radio/command'' hay R/C). Các phiên bản được sản xuất nhiều cuối chiến tranh đã có [[hướng sóng điện từ]] (''radio homing''). Những thử nghiệm lúc đó đã có điều khiển qua [[vô tuyến truyền hình]] (TV).
 
[[Mỹ]] và [[Liên Xô]] cũng đã có những đạn tự hành thời kỳ này, tuy nhiên, Liên Xô vẫn chỉ dừng ở thử nghiệm. Quá bận với triến tranh, họ chỉ phát triển thứ này sau đó. Mỹ thì trái lại, họ vội vã sản xuất rất nhiều đạn tự hành không đối đất như [[SWOD MK 9]]/ASM-N-2, tuy nhiên, chúng không lập chiến công nào kể cả trong [[Chiến tranh Triều Tiên]] sau đó, bất chấp việc người ta tổ chức những chiến dịch rất lớn để sử dụng.