Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Franz Lefort”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 8 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q123646 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 25:
Pyotr I cử các Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền: Đại tướng–Đô đốc Francis Lefort (làm Đại sứ Thứ Nhất), Đại tướng Fyodor Golovin và Ủy viên Hội đồng Cơ mật [[Prokopy Voznitsyn]] cầm đầu [[Đại Phái bộ Sứ thần]] đi viếng thăm chính thức [[Tây Âu]]. Có thể nói Lefort là người "chủ mưu" việc này: ông luôn thúc dục Pyotr nên đi để thỏa mãn ý muốn khát khao học hỏi từ Tây Âu.
 
Ở [[Hà Lan]], Lefort đưa Pyotr I đến hội kiến với vua [[Anh]] là [[William III của Anh|William III]] và làm thông dịch trong buổi hội đàm này. Ông cũng làm thông dịch khi William III mời Pyotr đến dự khán một phiên họp của [[Quốc hội Anh|Nghị viện Anh]] ở [[Luân Đôn]].
 
Ở [[đế quốc La Mã Thần thánh]], khi các đại thần đế quốc này nhất quyết cho rằng Hoàng đế của họ không thể công khai đón tiếp một Sa hoàng giấu tung tích, Lefort kiên trì giúp đạt đến thỏa thuận cho một cuộc hội kiến riêng. Lefort làm thông dịch trong buổi hội đàm giữa Pyotr Đại đế và Hoàng đế La Mã Thần thánh.
 
==Qua đời==
[[Tháng ba|Tháng 3]] năm [[1699]], Sa hoàng Pyotr I nhận một tin gây đau đớn cho cá nhân mình: Francis Lefort qua đời. Cả hai lần khi Pyotr làm việc ở [[Voronezh]], Lefort ở lại [[Moskva]]. Vào tuổi 43, xem ra ông vẫn còn sức khỏe và tinh thần nồng nhiệt, vẫn lộ vẻ vui tươi và phấn khởi khi tiễn Pyotr đi Voronezh giám sát công cuộc đóng tàu. Ông ngã bệnh sau một bữa tiệc rồi đi ra ngoài uống [[rượu]] trong gió đông mà không mặc đủ áo ấm. Ông nằm trên giường bệnh trong một tuần, với một ban nhạc giúp an ủi. Trong những ngày cuối, vợ ông xin ông tha thứ nếu bà có lỗi gì với ông, và nghe câu trả lời:
:''"Tôi không có gì để phiền trách bà; tôi luôn tôn trọng và yêu bà."''
 
Dòng 39:
Lúc chuẩn bị di chuyển quan tài ra khỏi nhà của Lefort, vẻ đau đớn và thương cảm của Sa hoàng và vài người khác hiển hiện rõ đối với mọi người. Pyotr I rơi nước mắt, và đặt một nụ hôn cuối cùng lên người đã chết. Sau khi hành lễ ở nhà thờ, [[quan tài]] Lefort được mang đến [[nghĩa trang]]. Trên đường đi, các boyar và những người Nga khác chen lấn lên phía trước, đi kế sau quan tài trong khi các đại sứ nước ngoài vì lịch sự nhường chỗ cho họ. Khi gần đến, Sa hoàng nhận thấy thứ tự của đoàn đưa tiễn bị xáo trộn, gọi người cháu của Lefort đến hỏi nguyên nhân. Khi người cháu trả lời rằng chính người Nga đã không tôn trọng nghi lễ, ông nổi giận nói: ''"Họ là đồ chó, không phải là boyar của ta."''
 
Cái chết của người bạn phương Tây để lại một khoảng trống lớn trong đời sống cá nhân của Pyotr I. Con người vui tươi gốc Thụy Sĩ đã lèo lái người bạn trẻ và chủ nhân của ông qua những năm đầu tiên, tập cho chàng thanh niên uống rượu, [[múa|khiêu vũ]], [[bắn cung]]; tìm cho anh một người tình và tạo ra mọi trò đùa nghịch cho anh vui thú. Ông đã đi theo Sa hoàng trong những cuộc chinh chiến đầu tiên ở Azov. Ông đã thuyết phục Pyotr đi Tây Âu rồi đứng ra cầm đầu Đại Phái bộ Sứ thần, và chuyến đi dài ngày đã thúc đẩy những nỗ lực của Sa hoàng trong việc mang về cho nước Nga công nghệ và cung cách của Tây Âu. Và rồi, hầu như ngay trước ngày Pyotr đối diện với một thách thức lớn nhất – cuộc chiến 20 năm với [[Thụy Điển]] – Lefort qua đời. Pyotr thấm thía sự mất mát lớn như thế nào. Cả đời ông, chung quanh ông toàn là người lợi dụng chức vụ và quyền hạn để trục lợi cho riêng mình. Lefort thì khác. Dù cho việc kề cận với Sa hoàng đã tạo cơ hội cho ông làm giàu bằng cách nhũng lạm nếu muốn, Lefort qua đời trong cảnh nghèo túng.
 
==Tài liệu tham khảo==