Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Biển Chết”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 1 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q23883 Addbot
Dòng 63:
Nồng độ các ion [[Sulfat|SO<sub>4</sub>]] là rất thấp, và nồng độ các ion [[brôm]] là cao nhất so với các nguồn nước khác trên Trái Đất. Các ion clorua trung hòa phần lớn các ion [[canxi]] trong biển Chết và xung quanh nó. Trong khi tại các khu vực biển khác và trong đại dương thì [[Natri clorua|NaCl]] chiếm khoảng 97% thành phần khoáng chất, còn tại biển Chết thì lượng NaCl chỉ chiếm khoảng 12–18%. Nhiệt độ nước tăng từ 19&nbsp;°C (tháng Hai) tới 31&nbsp;°C (tháng Tám).
 
Nước biển Chết chứa khoảng 21 khoáng chất, bao gồm [[magiê]], [[canxi]], [[brôm]] và [[kali]]. Mười hai trong số các khoáng chất này không tìm thấy trong các biển khác/đại dương khác, và một số trong chúng được ghi nhận là có ảnh hưởng tới cảm giác thư giãn, bổ dưỡng [[da]], hoạt động của [[hệ tuần hoàn]] và làm giảm nhẹ bệnh [[thấp khớp]] cũng như các rối loạn trao đổi chất. So sánh thành phần hóa học của biển Chết với các hồ/đại dương khác chỉ ra rằng nồng độ muối của biển Chết là 31,5% (có dao động). Do độ cao bất thường về độ mặn của nó nên người ta có thể nổi trong biển Chết khá dễ dàng nhờ tác dụng của [[lực đẩy Archimedes|sức nổi]]. Trong ngữ cảnh này thì biển Chết là tương tự như [[Hồ Muối Lớn]] (''Great Salt Lake'') ở [[Utah]], [[Hoa Kỳ]].
 
Nước biển Chết gây ra cảm giác trơn nhờn. Nước này tạo ra cảm giác cay và có thể gây ra thương tích khi lọt vào mắt.