Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giải Nobel Hòa bình”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 85 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q35637 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 12:
Nhược điểm lớn nhất của việc xét trao Giải Nobel Hòa bình có lẽ là việc đánh giá tiêu chuẩn của các ứng cử viên. Nếu như ở các giải Nobel khác như [[Giải Nobel Văn học]] hay các giải Nobel về khoa học, các ứng cử viên thường chỉ được xét giải sau hai hoặc ba thập kỉ những đóng góp của họ ra đời, thì đóng góp của các ứng cử viên cho Giải Nobel Hòa bình thường chỉ xét ngay trong năm đó hoặc trong khoảng thời gian ngắn xung quanh thời gian xét giải, phụ thuộc vào những diễn biến chính trị của đóng góp. Vì vậy đã có nhiều trường hợp sau khi được trao Giải Nobel Hòa bình, cá nhân hoặc tổ chức nhận giải lại tham gia vào việc phát động các cuộc chiến tranh hoặc chạy đua vũ trang, đi ngược lại với tiêu chí giải thưởng. Đó là trường hợp của [[Theodore Roosevelt]], tổng thống Mỹ, được trao giải năm [[1906]], sau khi được trao giải đã mở rộng không ngừng lực lượng [[Hải quân Hoa Kỳ]] và dùng vũ lực đàn áp đẫm máu các cuộc nổi dậy của người dân [[Philippines]] chống lại quân đội chiếm đóng Mỹ. Một trường hợp khác là [[Shimon Peres]], được trao giải năm [[1994]], lại được coi là một trong những nhân vật "diều hâu" nhất của chính trường [[Israel]]<ref>[http://www.vision.org/visionmedia/article.aspx?id=591]</ref> và là người ủng hộ tích cực việc sử dụng vũ lực đàn áp người [[Palestine]].
 
Ủy ban Giải Nobel Na Uy còn bị chỉ trích vì đã bỏ qua nhiều nhân vật chính trị nổi tiếng đã có những đóng góp lớn cho hòa bình thế giới, đó là [[Mahatma Gandhi]], [[Steve Biko]] hay [[César Chávez]]. Trong đó trường hợp của lãnh tụ Ấn Độ Gandhi đã gây tranh cãi không chỉ trong dư luận mà còn trong chính nội bộ Ủy ban<ref>[http://nobelprize.org/nobel_prizes/peace/articles/gandhi/index.html]</ref><ref>[http://nobelprize.org/prize_announcements/peace/ask_questions.html]</ref>. Mặc dù đã được đề cử rất nhiều lần vào các năm 1937, 1938, 1939, 1947 và chỉ vài tháng trước khi ông bị ám sát năm 1948, Mahatma Gandhi đã không bao giờ được trao giải. Ủy ban Giải Nobel sau này đã rất lấy làm tiếc vì sự bỏ qua này, và khi [[Tenzin Gyatso|Đăng-châu Gia-mục-thố]] được trao Giải Nobel Hòa bình năm [[1989]], chủ tịch Ủy ban đã nói rằng một trong những lí do trao giải cho vị [[Đạt-lại Lạt-ma]] là để tưởng nhớ tới Mahatma Gandhi<ref>[http://nobelprize.org/nobel_prizes/peace/laureates/1989/presentation-speech.html Diễn văn của Egil Aarvik, Chủ tịch Ủy ban Giải Nobel Na Uy]</ref>.
 
== Danh sách những người đoạt giải ==
* [[Danh sách người đoạt giải Nobel Hòa bình|Những người đoạt giải Nobel Hòa bình]]
== Tham khảo ==
<references/>