Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giấy khai sinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 20 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q83900 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
{{sơ khai}}
[[Tập tin:1869 Geburtsurkunde Staat.jpg|nhỏ|phải|250px|Một giấy khai sinh ở Đức thế kỷ 19]]
'''Giấy khai sinh''' hay '''Giấy khai sanh''' là loại [[giấy tờ tùy thân]] được cơ quan [[nhà nước]] có thẩm quyền ''cấp sớm nhất'' cho một con người để xác nhận về mặt [[luật pháp|pháp lý]] sự hiện diện của cá nhân đó, chứng nhận cá nhân đó đã được sinh ra. Giấy khai sinh là [[giấy tờ hộ tịch gốc]] của mỗi cá nhân. Giấy khai sinh thường có nội dung ghi về [[họ]], [[tên gọi|tên]], [[chữ đệm]], thông tin về [[ngày]], [[tháng]], [[năm]] sinh, thông tin về [[giới tính]], [[dân tộc]], [[quốc tịch]], [[quê quán]] thông tin về quan hệ [[cha]], [[mẹ]], [[con]] hoặc các thông tin cơ bản khác tùy theo quy định đặc thù của từng quốc gia.
 
Đối với một con người, khi có Giấy khai sinh (hộ tịch gốc) người đó đã được coi là một [[quyền công dân|công dân]] coi như có đủ mọi quyền và nghĩa vụ theo pháp luật đối với nhà nước và xã hội. Giấy khai sinh còn có ý nghĩa, giá trị trong suốt cuộc đời của mỗi người, đặc biệt trong việc chứng minh độ tuổi, quan hệ cha mẹ và con cái hay chứng minh quyền [[thừa kế]] [[tài sản]].
 
Giấy khai sinh khác với [[giấy chứng sinh]] do Cơ sở y tế ([[bệnh viện]], [[trạm xá]]...) nơi trẻ em sinh ra cấp. Nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế thì giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng (nhân chứng). Trong trường hợp không có người làm chứng thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thật.