Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hiệp Thiên Đài”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 1 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q5873100 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
[[Đạo Cao Đài]] được tổ chức dựa trên nguyên tắc tam quyền phân lập cho ba cơ quan:
*Bát Quái Đài dưới quyền Đức Chí Tôn. Là [[cơ quan lập pháp]] của Đạo.
*'''Hiệp Thiên Đài''' dưới quyền Đức Hộ Pháp. Là [[tư pháp|cơ quan tư pháp]] của Đạo.
*Cửu Trùng Đài dưới quyền Đức Giáo Tông. Là [[quyền hành pháp|cơ quan hành pháp]] của Đạo.
 
Theo lý thuyết, ba cơ quan này hoạt động hỗ tương để tạo ra sức mạnh toàn thể. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ có Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài là có những hoạt động thế tục, do đó tất cả các chức sắc đạo đều làm việc trong hai cơ quan này. Bát Quái Đài là nơi để tôn thờ [[Thượng đế|Thượng Đế]], nên cơ quan này có tính nghi lễ [[tôn giáo]] nhiều hơn là hành chánh.
 
Hiệp Thiên Đài là Đài bán hữu hình, do Hộ Pháp chưởng quản. Hiệp Thiên Đài có 2 nhiệm vụ: nhiệm vụ Thiêng liêng nơi làm trung gian hội hiệp giữa con người (hữu hình) với Đức Chí Tôn hay Thần, Thánh, Tiên, Phật (vô hình) qua [[cơ bút]], và nhiệm vụ Phàm trần là giữ nhiệm vụ lập pháp và tư pháp trong tôn giáo Cao Đài.
Dòng 64:
Theo [[đạo Cao Đài]], bất cứ hình thức tổ chức nào của đạo đều hàm chứa một ý nghĩa về mặt [[Bí Pháp]]. Hình thức tổ chức phân quyền nói trên cũng không ngoại lệ.
 
Kinh sách Cao Đài dẫn giải rằng [[Cửu Trùng Đài]] tượng trưng cho thể xác, Hiệp Thiên Đài tượng trưng cho tinh thần và [[Bát Quái Đài]] tượng trưng cho linh hồn của một cá nhân bất kỳ. Muốn sống được ở thế gian, một người phải có đủ ba thành phần này. Ba thành phần này hoạt động phối hợp nhau đúng mức, thì con người sẽ sống khỏe mạnh và khôn ngoan. Đặc biệt, nếu sự phối hợp này đạt đến mức độ tối đa, con người sẽ đạt được tình trạng mà Đạo Cao Đài gọi là “Hiệp một với [[Thượng đế|Thượng Đế]]”. Đó sẽ là trạng thái cơ bản giúp tín đồ [[Cao Đài]] tìm được cách thoát khỏi sự khổ đau của kiếp luân hồi.
 
Các tín đồ [[Cao Đài]] cho rằng cốt tượng Đức Hộ Pháp, Đức Thượng Phẩm và Đức Thượng Sanh đứng trên ngai Thất Đầu Xà (tượng rắn bảy đầu) ở [[Tòa Thánh Tây Ninh]] ẩn chứa chi tiết của một trong những phương pháp tu tập giúp tín đồ đạt đạo.