Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 55 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q19755 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
[[Tập tin:IATA.png|nhỏ|phải|150px|Logo của IATA]]
'''Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế''' (''International Air Transport Association'' viết tắt IATA) là một [[nhóm nghề nghiệp]] [[thế giới|quốc tế]] của các [[hãng hàng không]] có trụ sở tại [[Montréal|Montreal]], [[Québec|Quebec]], [[Canada]] (nơi [[Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế|ICAO]] ngẫu nhiên cũng đóng trụ sở, dù đây là cơ quan khác hẳn).
 
IATA được thành lập tháng 4 năm 1945, ở [[La Habana|Havana]], [[Cuba]]. Đây là tổ chức kế nhiệm của [[Hiệp hội Vận chuyển Hàng không Quốc tế]] (tên [[tiếng Anh]]: ''International Air Traffic Association'') được thành lập ở [[Den Haag]] năm [[1919]], năm có dịch vụ theo lịch trình quốc tế đầu tiên. Vào thời điểm thành lập, IATA có 57 thành viên từ 31 quốc gia, phần lớn ở [[châu Âu]] và [[Bắc Mỹ]]. Ngày nay, hiệp hội này có 270 thành viên từ 140 quốc gia ở khắp nơi trên thế giới.
 
Mục đích chính của tổ chức này là trợ giúp các công ty hàng không đạt được sự [[cạnh tranh]] hợp pháp và [[cố định giá|thống nhất giá cả]]. Để phục vụ cho việc tính toán giá cước vận tải, IATA chia thế giới ra 3 khu vực:
#Nam, Trung và Bắc Mỹ.
#Châu Âu, Trung Đông và châu Phi. Châu Âu theo IATA bao gồm châu Âu theo địa lý và các nước [[Maroc|Ma Rốc]], [[Algérie]] và [[Tunisia|Tunisie]].
#Châu Á, Úc, New Zealand và các đảo Thái Bình Dương.
 
Để đạt được mục tiêu này, các hãng hàng không đã được bảo đảm một sự miễn thuế đặc biệt bởi mỗi một cơ quan điều chỉnh cạnh tranh chính trên thế giới để tham khảo về giá thông qua cơ quan này. Tuy nhiên, tổ chức này đã bị cáo buộc là hoạt động như một [[cartel]], và nhiều [[hãng hàng không giá rẻ]] không phải là thành viên đầy đủ của IATA. Các cơ quan thẩm quyền về cạnh tranh của [[Liên minh châu Âu]] hiện đang điều tra tổ chức này. Năm [[2005]] [[Neelie Kroes]], [[Cao ủy châu Âu]] về cạnh tranh, đã kiến nghị bỏ sự ngoại lệ tham khảo giá. Tháng 7 năm [[2006]] Bộ Giao thông Hoa Kỳ cũng đề nghị rút bỏ quyền miễn trừ [[chống độc quyền]][http://www.dot.gov/affairs/dot7506.htm]. IATA cùng phối hợp với [[SITA (công ty công nghệ thông tin)|Sita]] để đưa ra giải pháp vé điện tử[http://www.sita.aero/News_Centre/Press_releases/Press_releases_-_2001/e-ticketing.htm].
 
IATA ấn định [[hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế|mã sân bay IATA]] gồm 3 chữ cái và [[mã chỉ định hãng hàng không IATA]] (tiếng Anh: ''IATA airline designator'') gồm 2 chữ cái được dùng phổ biến khắp thế giới. [[Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế|ICAO]] cũng ấn định mã sân bay và hãng hàng không. Đối với các hệ thống [[thỏa thuận chia chỗ|đường ray và đường bay]] IATA cũng ấn định [[Danh sách các nhà ga xe lửa lập bảng chú dẫn theo IATA|mã nhà ga xe lửa IATA]]. Đối với các mã cho các chuyến trễ, IATA ấn định [[mã chậm trễ IATA]].
 
IATA làm nòng cốt cho việc xác nhận hợp cách các [[hãng lữ hành]] (ngoại trừ Hoa Kỳ), khi điều này được [[Hội đồng Báo cáo Hàng không]] thực hiện. Dù đối với mục đích trên thực tế, và sự cho phép bán vé máy bay từ các hãng vận tải tham gia vào tổ chức, điều này đạt được thông qua các tổ chức thành viên quốc gia.
Dòng 18:
 
== Xem thêm ==
* [[Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế|Mã sân bay IATA]]
* [[IATAN]]
* [[Hiệp hội Vận tải Hàng không|ATA]] (Hiệp hội Vận tải Hàng không châu Mỹ)