Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Natsume Sōseki”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 36 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q180903 Addbot
Thachx (thảo luận | đóng góp)
Thêm danh sách tác phẩm đã được dịch sang tiếng Việt
Dòng 22:
 
Trên lĩnh vực [[lý luận văn học]], phong cách Natsume Sōseki điển hình cho sự hòa trộn tri thức lý luận Đông Tây bằng việc dùng kiến thức văn học Anh để tạo dựng lý thuyết văn chương cho chính mình và những đồ đệ theo trường phái mà ông khởi xướng. Những tác phẩm lý luận ''Văn học luận'' (Bungakuron, 1907), ''Văn học bình luận'' (Bungaku hyoron, 1909), tiểu luận ''Kỷ nguyên ánh sáng của nước Nhật Bản hiện đại'' (Gendai Nihon no kaida, 1911), ''Chủ nghĩa cá nhân của tôi'' (Watashi no kojinshugi, 1915) “tỏ rõ nỗ lực phi thường của ông trong việc đi tìm bản chất của văn học” <ref> ''100 nhà lý luận phê bình văn học thế kỷ XX'', Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia, Viện Thông tin Khoa học Xã hội, H. 2002, tr. 280. </ref>. Lý luận văn chương của ông thể hiện dưới những phương diện: xem xét quan hệ cuộc sống và những loại hình nghệ thuật, sự nếm trải và đánh giá của nghệ sĩ, các phẩm chất chân-thiện-mỹ trong các [[hình tượng nghệ thuật]], phương thức để sáng tác [[tiểu thuyết]], và tính giáo dục của nghệ thuật. Trong ''Văn học luận'', một cuốn sách được đánh giá là tác phẩm [[phê bình văn học]] có tính chất tổng hợp và hệ thống đầu tiên ở Nhật Bản hiện đại, Natsume Sōseki cho rằng văn học có hai yếu tố: tri giác và cảm xúc. Tri giác mà không cảm xúc thì là tri giác trong nhận thức khoa học, cảm xúc mà thiếu tri giác thì đó chỉ là tiền-văn chương. Đây là một nhận định tuyên chiến với lý thuyết của chủ nghĩa tự nhiên vốn chủ trương viết tự thuật bằng phong cách thông tục, hầu như thiếu dấu ấn tư tưởng và tình cảm của các [[tác giả]]. Tác phẩm ''Văn học bình luận'' của Natsume Sōseki lại thể hiện một nhãn quan đặc biệt với văn học nước ngoài. Thông qua việc phân tích [[văn học sử|lịch sử văn chương]] Anh thế kỷ 18 trong tác phẩm này, Sōseki nhấn mạnh sự khách quan và cần thiết phải có những chuẩn mực riêng đối với người Nhật để phán xét, đánh giá văn chương ngoại quốc. Những luận điểm này đã đi trước thời đại và phải rất lâu sau khi Natsume Sōseki mất, trải qua gần trọn thế kỷ 20 với khuynh hướng [[xã hội học dung tục]] trong nghiên cứu văn học tại nhiều quốc gia, rất nhiều nhà nghiên cứu mới chứng nghiệm được một điều rằng cần thiết phải hòa mình vào nền văn học mà mình muốn nghiên cứu, tìm hiểu, thay vì phán xét nó từ bên ngoài bằng nhãn quan đạo đức tiếp nhận từ nền [[văn học]], [[văn hóa]] của dân tộc mình.
 
== Các bản dịch tiếng Việt ==
{| class="wikitable"
|-
! Năm
! Tựa tiếng Nhật
! Tựa tiếng Việt
! Người dịch
! [[Nhà xuất bản]]
|-
|rowspan="2"| 1906|| 坊っちゃん (''Botchan'') || ''Cuộc nổi loạn ngoạn mục'' || Hồng Ngọc, Thanh Dung<ref> [http://www.firstnews.com.vn/BookDetail.aspx?Id=726&IdBookCat=26 Cuộc nổi loạn ngoạn mục] tại trang web của nhà phát hành.</ref> || [[NXB Trẻ]], 2011<ref> [http://baotintuc.vn/sang-tac/cuoc-noi-loan-ngoan-muc-20111005165634270.htm Cuộc nổi loạn ngoạn mục] Báo Tin tức, ngày 06 tháng 10 năm 2011.</ref>
|-
| 草枕 (''Kusamakura'') || ''Gối đầu lên cỏ'' || Lâm Anh<ref name="gdlc"> [http://sgtt.vn/van-hoa/sach/162542/goi-dau-len-co.html Gối đầu lên cỏ] Báo Sài Gòn tiếp thị, ngày 03 tháng 04 năm 2012.</ref> || [[NXB Hội Nhà Văn]], 2012 <ref name="gdlc" />
|-
| 1914 || こころ (''Kokoro'') || ''Nỗi lòng'' || Đỗ Khánh Hoan, Nguyễn Tường Minh<ref name="kokoro"> [http://sgtt.vn/Nguyet-san/Tinh-yeu/156499/Cai-chet-trong-van-hoa-Nhat-Ban-nhan-truong-hop-noi-long-cua-Natsume-Soseki.html Cái chết trong văn hoá Nhật Bản nhân trường hợp nỗi lòng của Natsume Soseki] Báo Sài Gòn tiếp thị, ngày 08 tháng 12 năm 2011.</ref> || [[NXB Hội Nhà Văn]], 2011<ref name="kokoro"/>
|-
|}
 
== Thông tin thêm ==