Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hẹ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
反共 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 6:
| regnum = [[Thực vật|Plantae]]
| unranked_divisio = [[Thực vật có hoa|Angiospermae]]
| unranked_classis = [[Thực vật một lá mầm|Monocots]]
| ordo = [[Bộ Măng tây|Asparagales]]
| familia = [[Họ Hành|Alliaceae]]
Dòng 20:
==Dược lý==
===Đông y===
Hẹ là thức ăn - vị thuốc có tác dụng tốt nhất về [[mùa xuân]]. Vào thời điểm này, chất lượng làm thuốc của hẹ cao hơn. Sách [[Nội kinh]] có viết: ''"Xuân hạ dưỡng dương"'', nghĩa là mùa xuân cần ăn các món ôn bổ dương khí. Hẹ nằm trong nhóm thức ăn đó. Còn [[Bản thảo thập di]] viết: ''"Rau hẹ là ấm nhất, có ích cho người, nên ăn thường xuyên"''. Sách [[Kinh Lễ|Lễ ký]] viết củ hẹ trị chứng di mộng tinh, đau lưng rất công hiệu. Lá hẹ có vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm. Hẹ kỵ với [[mật ong]] và thịt [[trâu]]. Không nên sử dụng lâu dài và đối với những người bị các chứng âm hư hỏa vượng, vị hư có nhiệt.
 
===Tây y===
Trong 1 kg lá hẹ có 5-10 g [[đạm]], 5-30 g đường, 20 mg [[vitamin A]], 89 g [[vitamin C]], 263 mg [[canxi]], 212 mg [[phốtpho|phốt pho]], nhiều chất xơ.
 
Nếu ăn 86 g hẹ sẽ thu được 1,9 g protid, 5,1g glucid và 25 [[ca-lo|calo]] năng lượng. Chất xơ có tác dụng tăng tính nhạy cảm với [[insulin]] làm giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngừa xơ mỡ [[động mạch]], bảo vệ tuyến [[tụy]]. Chất Odorin là một kháng sinh mạnh chống tụ cầu và các vi khuẩn khác.
 
===Các bài thuốc chủ yếu===
Dòng 36:
*[[Đái dầm]], ỉa chảy lâu ngày ở trẻ em: Nấu cháo rễ hẹ. Rễ hẹ tươi 25 g, gạo 50 g, rễ hẹ vắt lấy nước cho vào cháo đang sôi, thêm ít đường, ăn nóng, dùng liên tục trong 10 ngày.
*Nấc do lạnh: Uống một bát nước hẹ đã giã nát và lọc bỏ bã.
*[[Bệnh tả|Thổ tả]]: Cấp cứu bằng một nắm rau hẹ giã lấy nước cốt, chưng cách thủy cho uống.
*Đau răng: Lấy 1 nắm hẹ (cả rễ) giã nhuyễn, đặt vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi khỏi.
*Đau họng: Lá và củ hẹ giã đắp lên cổ, băng lại, nhai củ cải, lá húng chanh và nuốt nước.
*Suyễn (khó thở): Lá hẹ một nắm giã nát, lấy nước uống hay sắc lên để uống.
*Sơn ăn lở loét: Lá hẹ giã nát đắp lên chỗ tổn thương.
*[[Bệnh ghẻ|Ghẻ]]: Lá hẹ 50 g, [[rau cần]] 30 g, giã nát đắp lên chỗ tổn thương. Ngày 2 lần.
*[[Giun kim]]: Rễ hẹ giã lấy nước cho uống.
*Thối tai (Viêm tai giữa): Lá hẹ 1 nắm rửa kỹ, giã nhuyễn lấy nước nhỏ vào tai cho đến khi khỏi. Còn dùng cho trường hợp kiến, muỗi bò vào tai.
*Trĩ sưng đau: Một nắm to lá hẹ cho vào [[nồi đất]] cùng với nước, dùng lá chuối bịt kín nồi, đun đến khi sôi thì nhấc xuống, chọc một lỗ thủng trên lá chuối cho hơi bay lên để xông trĩ. Khi thấy hết hơi bay lên thì đổ hẹ ra chậu ngâm rửa [[hậu môn]]. Còn có cách giã nhuyễn lá hẹ cho vào chậu, rồi ngồi và để trực tiếp trĩ lên lá hẹ.
*Thoát giang ([[trĩ (bệnh)|lòi dom]]): Một nắm lá hẹ giã nhỏ trộn [[giấm|dấm]], đảo nóng: Dùng 2 miếng [[vải sô]] sạch gói hẹ để chườm và chấm hậu môn thay đổi lẫn nhau.
*[[Càng cua chín mé]] (nhiễm trùng sưng tấy đầu móng tay): Hẹ dùng cả củ và rễ, giã nát, xào rượu chườm, bó, băng lại. Thay băng nhiều lần.
*Tâm hãn (mồ hôi ra không ngớt, chỉ khu trú ở vùng ngực): Dùng 49 cây hẹ cả gốc rửa sạch, đổ vào 2 bát nước, nấu còn 1 bát, uống liên tục nhiều ngày cho đến khi khỏi.