Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Họ Sóc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 96 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q9482 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 15:
| familia = '''Sciuridae'''
| familia_authority = [[Johann Fischer von Waldheim|Fischer de Waldheim]], 1817
| subdivision_ranks = Các [[họ (sinh học)|phân họ]] và [[tông (sinh học)|tông]]
| subdivision =
* Phân họ [[Sóc lớn phương Đông|Ratufinae]]
* Phân họ [[Sóc lùn nhiệt đới Tân thế|Sciurillinae]]
* Phân họ [[Phân họ Sóc cây|Sciurinae]]
** Tông [[Sciurini]]
** Tông [[Pteromyini]]
* Phân họ [[Phân họ Sóc màu|Callosciurinae]]
** Tông [[Callosciurini]]
** Tông [[Funambulini]]
* Phân họ [[Phân họ Sóc đất|Xerinae]]
** Tông [[Xerini]]
** Tông [[Protoxerini]]
Dòng 32:
}}
 
'''Họ Sóc''' ([[danh pháp|danh pháp khoa học]]: '''''Sciuridae''''') là một họ lớn trong [[bộ Gặm nhấm]] (''Rodentia''). Từ Sciuridae có nghĩa là "đuôi bóng" và nó chỉ tới phần phụ thêm vào mọc rậm rạp của nhiều thành viên trong họ này<ref>Whitaker John O. Jr. & Elman Robert (1980): ''The Audubon Society Field Guide to North American Mammals'' (ấn bản lần 2). [[Alfred Knopf]], New York. ISBN 0-394-50762-2</ref>. Nó bao gồm [[sóc cây]], [[sóc đất]], [[họ Chuột sóc|sóc chuột]], [[macmot]] (bao gồm cả [[macmot châu Mỹ]]) và [[sóc bay]] thật sự. Sóc bay đuôi vảy châu Phi thuộc về họ [[Anomaluridae]] và không phải là sóc thật sự của họ Sciuridae. Họ Sciuridae được tìm thấy gần như trên mọi châu lục, ngoại trừ [[Australasia]] và [[châu Nam Cực]].
 
== Đặc trưng ==
Dòng 40:
Các chân sau nói chung dài hơn các chân trước, mỗi chân có 4 hay 5 ngón. Chân trước có [[ngón cái]], mặc dù nó kém phát triển. Các chân của động vật họ sóc cũng có gan bàn chân mềm ở mặt dưới.<ref name=EoM>Milton Katherine (1984): [Family Sciuridae]. ''Trong:'' Macdonald D. (chủ biên): ''The Encyclopedia of Mammals'': 612-623. Facts on File, New York. ISBN 0-87196-871-1</ref>
 
Họ Sciuridae sinh sống trong gần như mọi môi trường sống, từ [[rừng mưa]] nhiệt đới tới [[hoang mạc|sa mạc]] bán khô cằn, chỉ không có tại khu vực cận địa cực và các sa mạc khô nhất. Chúng chủ yếu là [[động vật ăn cỏ]], với thức ăn là hạt và quả, nhưng nhiều loài ăn cả côn trùng và thậm chí là các loài có [[động vật có xương sống|xương sống]] nhỏ. Trên thực tế, một số loài nhiệt đới gần như chỉ ăn côn trùng. Bộ răng của các loài dạng sóc tuân theo kiểu răng điển hình của động vật gặm nhấm, với các [[răng cửa]] lớn có tác dụng gặm nhấm và chúng phát triển ra trong suốt cả cuộc đời, còn các răng hàm có tác dụng nhai thì nằm cách các răng cửa một khoảng trống lớn. [[Công thức bộ răng]] cho các loài dạng sóc là:{{dentition2|1.0.1.3|1.0.1.3}}
Các loài sóc nói chung có [[thị lực]] tốt, và điều này đặc biệt quan trọng cho các loài sống trên cây. Nhiều loài cũng có [[hệ thống cảm quan]], với các [[ria mép]] hay các lông trên các chân.<ref name=EoM/>
 
Dòng 50:
[[Tập tin:Xerus rutilus.jpg|nhỏ|phải|[[Sóc đất không sọc]] (''Xerus rutilus'') của tông [[Xerini]].]]
[[Tập tin:Marmot in France.jpg|nhỏ|trái|[[Macmot Alps]] (''Marmota marmota'') của tông [[Marmotini]].]]
Các loài sóc còn sinh tồn được chia ra thành 5 [[họ (sinh học)|phân họ]], với khoảng 50 [[chi (sinh học)|chi]] và gần 280 [[loài]]. Mặc dù hóa thạch sóc cổ nhất đã biết, ''[[Douglassciurus]]'', có niên đại vào thời kỳ [[tầng Priabona]] (Hậu [[thế Eocen|Eocen]], vào khoảng 37,5 - 35 [[triệu năm trước|Ma]]), nhưng động vật này dường như là sóc cây gần hiện đại, cho dù với hộp sọ nguyên thủy, và trên thực tế nó thường được đặt trong phân họ [[Phân họ Sóc cây|Sciurinae]]. Vì thế, dòng dõi sóc có thể có nguồn gốc từ thời gian sớm hơn thế.<ref name = tolweb>Steppan Scott J. & Hamm Shawn M. (2006): Dự án Web cây sự sống - [http://tolweb.org/Sciuridae/16456/2006.05.13 Sciuridae (Sóc)]. Phiên bản ngày 13-5-2006. Tra cứu ngày 10-12-2007.</ref>
 
Chủ yếu từ cuối thế Eocen cho tới [[thế Miocen]], có nhiều dạng sóc mà không thể đưa vào bất kỳ nhánh còn sinh tồn nào với sự chắc chắn cao. Ít nhất là một số trong số này có lẽ là hậu duệ của nhóm [[cơ sở (tiến hóa)|cơ sở]] cổ nhất của họ Sciuridae – nhóm "sóc nguyên thủy" mà người ta có thể dùng để gọi chúng do chúng thiếu toàn bộ các đặc trưng hình thái của sóc còn sinh tồn -, trước khi những loài này [[tiến hóa]] thành các phân họ ngày nay. Sự phân bố và đa dạng của các dạng tổ tiên và cổ đại như thế gợi ý rằng sóc như là một nhóm động vật có thể có nguồn gốc từ Bắc Mỹ.<ref name = tolweb />
Dòng 56:
Bên cạnh các dạng hóa thạch ít được hiểu rõ này, [[phát sinh loài]] của sóc còn sinh tồn là tương đối dễ hiểu. Có ba dòng dõi chính, cụ thể là:
 
Dòng dõi thứ nhất là phân họ [[Sóc lớn phương Đông|Ratufinae]] (sóc lớn phương Đông). Nhánh này chứa một nhóm nhỏ các loài sóc còn sinh tồn trong khu vực nhiệt đới [[châu Á]] nhưng đã từng phổ biến rộng khắp [[lục địa Á-Âu|đại lục Á-Âu]] trong thời gian tiền sử.
 
[[Sóc lùn nhiệt đới Tân thế]] ở khu vực nhiệt đới [[Nam Mỹ]] là loài duy nhất còn sinh tồn của nhánh thứ hai (phân họ [[Sóc lùn nhiệt đới Tân thế|Sciurillinae]]).
 
Nhánh thứ ba là lớn nhất và chứa toàn bộ các phân họ còn lại với sự phân bố gần như toàn cầu. Điều này hỗ trợ tiếp giả thuyết rằng tổ tiên chung của mọi dạng sóc (còn sinh tồn và các dạng hóa thạch) đã sinh sống tại Bắc Mỹ do cả ba dòng dõi cổ nhất này dường như đã [[lan tỏa tiến hóa|lan tỏa]] từ đây – nếu các dạng sóc có nguồn gốc Á-Âu thì người ta có thể dự kiến có các nhánh rất cổ tại [[châu Phi]], nhưng các dạng sóc ở châu Phi lại dường như có nguồn gốc rất gần đây.<ref name = tolweb />
 
Nhóm chính các dạng sóc này (nhánh ba) lại có thể chia làm 3 phần, là các phân họ còn lại. Phân họ [[Phân họ Sóc cây|Sciurinae]] là nhóm sóc duy nhất không có độ chắc chắn đáng kể khi xem xét về mặt [[phân loại học]]. Cụ thể là nó không rõ ràng một cách đầy đủ là các dạng sóc bay thật sự (tông [[Pteromyini]]) có quan hệ họ hàng xa ở mức nào đối với sóc cây (tông [[Sciurini]]); nhóm đầu tiên này thông thường đã từng được coi là một phân họ riêng nhưng hiện nay chỉ được coi là một [[tông (sinh học)|tông]] của phân họ Sciurinae. Ngược lại, nhóm [[sóc thông]] (chi [[Tamiasciurus]] ở Bắc Mỹ) thường được đưa vào trong tông Sciurini, nhưng dường như cũng có khác biệt lớn tương tự như là nhóm sóc bay; vì thế đôi khi chúng được coi là tông khác biệt với tên gọi Tamiasciurini.<ref name = tolweb /><ref>Steppan Scott J.; Storz B.L. & Hoffmann, R.S. (2004): Nuclear DNA phylogeny of the squirrels (Mammalia: Rodentia) and the evolution of arboreality from c-myc and RAG1. ''Molecular Phylogenetics and Evolution'' '''30'''(3): 703-719. {{doi|10.1016/S1055-7903(03)00204-5}} [http://bio.fsu.edu/~steppan/Steppan_et_al_Sciuridae.pdf Toàn văn PDF]</ref>
 
Hai trong ba phân họ này có kích thước gần tương tự như nhau, chứa khoảng 70- 80 loài/mỗi phân họ; phân họ thứ ba khoảng 2 lần nhiều hơn. Phân họ Sciurinae chứa các dạng sóc sống trên cây, chủ yếu ở châu Mỹ và ở phạm vi hạn hẹp hơn tại đại lục Á-Âu. Phân họ [[Phân họ Sóc màu|Callosciurinae]] là đa dạng nhất tại nhiệt đới châu Á và chứa các dạng sóc cây, nhưng có [[sắc mạo]] khác đáng kể và dường như là "tao nhã" hơn, một ấn tượng được gia tăng bởi bộ lông thường rất sặc sỡ của chúng. Phân họ [[Phân họ Sóc đất|Xerinae]] – phân họ lớn nhất – chủ yếu là các dạng sóc đất (sống trên mặt đất) và cả các loài [[macmot]] lớn cùng [[chuột chó thảo nguyên]]; chúng có xu hướng thích sống thành bầy đàn hơn các dạng sóc khác.<ref name = tolweb />
 
* Sciuridae [[Cơ sở (tiến hóa)|cơ sở]] và không chắc chắn (''[[incertae sedis]]'' (tất cả đều là [[hóa thạch]])
Dòng 77:
** ''[[Vulcanisciurus]]''
* Phân họ [[Cedromurinae]] (hóa thạch)
* Phân họ [[Sóc lớn phương Đông|Ratufinae]] – Sóc lớn phương Đông (1 chi, 4 loài)
* Phân họ [[Sóc lùn nhiệt đới Tân thế|Sciurillinae]] – Sóc lùn nhiệt đới Tân thế (1 chi, 1 loài)
* Phân họ [[Phân họ Sóc cây|Sciurinae]]
** Tông [[Sciurini]] – Sóc cây (5 chi, khoảng 38 loài; bao gồm cả tông [[Tamiasciurini]] nếu coi là nhóm khác biệt)
** Tông [[Pteromyini]] – Sóc bay thật sự (15 chi, khoảng 45 loài)
* Phân họ [[Phân họ Sóc màu|Callosciurinae]] – Sóc cảnh châu Á
** Tông [[Callosciurini]] (13 chi, gần 60 loài)
** Tông [[Funambulini]] (1 chi, 5 loài)
* Phân họ [[Phân họ Sóc đất|Xerinae]] – Sóc đất
** Tông [[Xerini]] – Sóc gai (3 chi, 6 loài)
** Tông [[Protoxerini]] (6 chi, khoảng 50 loài)