Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hồng cầu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 1 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q37187 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
{{TOCright}}
'''Hồng cầu''', hay '''hồng huyết cầu''' (có nghĩa là [[tế bào]] máu đỏ), là loại [[tế bào máu]] có chức năng chính là [[hô hấp]], chuyên chở [[hemoglobin]], qua đó đưa O<sub>2</sub> từ [[phổi]] đến các [[mô]]. [[EnzymeEnzym]]e [[carbonic anhydrase]] trong hồng cầu làm tăng hàng nghìn lần [[vận tốc phản ứng hóa học|vận tốc]] của phản ứng giữa CO<sub>2</sub> và H<sub>2</sub>O tạo ra H<sub>2</sub>CO<sub>3</sub>. Nhờ đó, nước trong [[huyết tương]] vận chuyển CO<sub>2</sub> dưới dạng ion bicarbonat (HCO<sub>3</sub><sup>—</sup>) từ các mô trở lại phổi để CO<sub>2</sub> được tái tạo và thải ra dưới thể khí. Ở nhiều động vật bậc thấp, hemoglobin hòa trong dòng [[huyết tương]]. Với tổ chức của cơ thể người, hemoglobin cần phải được chứa trong hồng cầu, vì nếu ở dạng tự do, nó sẽ thấm dần qua các mao mạch và bị thất thoát qua nước tiểu. Là một [[protein]], hemoglobin còn có chức năng [[đệm kiềm-toan]], đây cũng là một chức năng quan trọng của hồng cầu. Hồng cầu được tạo ra từ các tế bào máu gốc trong [[tủy xương]], đa số hồng cầu bị hủy ở [[lách]]. Tuy là một [[tế bào]], hồng cầu trưởng thành lại không có [[nhân tế bào|nhân]], [[ti thể]] hay [[ribosome|ribôxôm]]. Các [[kháng nguyên]] trên bề mặt hồng cầu được dùng để định nghĩa [[nhóm máu]]. Nhiều hệ thống nhóm máu đã được thiết lập, trong đó sớm nhất và quan trọng nhất là [[hệ thống nhóm máu ABO]].
 
== Đặc điểm hình thái ==
Dòng 16:
 
== Lượng hemoglobin trong hồng cầu ==
Nồng độ hemoglobin trong [[tế bào chất|bào tương]] của hồng cầu có thể lên đến 34 g/dL tế bào. Đó là nồng độ tối đa không làm rối loạn chức năng tạo hemoglobin trong hồng cầu. Ở người khỏe mạnh bình thường, nồng độ hemoglobin trong hồng cầu luôn ở gần mức tối đa này. Tuy nhiên, khi chức năng tạo hemoglobin bị suy yếu, nồng độ này tụt giảm đáng kể, có thể làm thể tích hồng cầu giảm theo.
 
Trung bình, nồng độ hemoglobin trong [[máu]] là :
Dòng 24:
== "Sinh, trụ, diệt" của hồng cầu ==
=== Cơ quan sản xuất hồng cầu ===
Trong những tuần lễ đầu tiên của [[phôi]], những tế bào hồng cầu có nhân được tạo ra trong túi noãn hoàng. Ba tháng giữa [[thai kỳ|thai kì]], [[gan]] (chủ yếu), [[lách]] và các [[hạch bạch huyết|hạch lympho]] là những cơ quan tạo hồng cầu. Từ những tháng cuối thai kì về sau, chỉ có [[tủy xương]] là nơi tạo hồng cầu.
 
Dưới 5 tuổi, hầu như tủy xương nào cũng tạo hồng cầu. Lớn lên, tủy các xương ống (trừ đoạn gần của xương cánh tay và xương chày) dần dần mỡ hóa và không sản xuất hồng cầu nữa. Sau tuổi 20, hồng cầu được tạo ra trong tủy các xương dẹt (như xương đốt sống, xương ức, xương sườn, xương vai, xương chậu). Càng lớn tuổi, chức năng sinh hồng cầu càng giảm.
Dòng 58:
Bất kỳ lý do nào làm giảm lượng ôxy chuyên chở tới các mô cũng kích thích sự tạo hồng cầu. Bởi vậy, khi cơ thể bị [[thiếu máu]], [[tủy xương]] sẽ tăng sinh hồng cầu. Khi phần lớn [[tủy xương]] bị hủy hoại (chẳng hạn do [[xạ trị]] ung thư), các phần tủy còn sót lại cũng sẽ tăng dưỡng để bù đắp cho cán cân cung - cầu.
 
Càng lên cao so với [[mực nước biển]], [[nồng độ]] ôxy trong [[khí quyển Trái Đất|không khí]] càng loãng. Sự tạo hồng cầu ở cư dân các vùng cao (như [[Đà Lạt]], [[Sa Pa]], [[La Paz]] v.v.) cũng nhiều hơn so với cư dân các vùng thấp. Trong trường hợp này, sự thiếu ôxy chứ không phải thiếu máu đã kích thích tạo hồng cầu mới.
 
Sự sản xuất hồng cầu cũng được đẩy mạnh trong một số bệnh. Nhất là các bệnh của [[hệ tuần hoàn]] và [[hệ hô hấp]] làm giảm chức năng bơm máu đến các [[mô]], hoặc giảm khả năng hấp thu ôxy tại [[phổi]].
 
==== Erythropoietin và đáp ứng với tình trạng thiếu ôxy ====
Một [[nội tiết tố|hormon]] tên gọi [[erythropoietin]] (EPO) là chất kích thích chính yếu của quá trình tạo hồng cầu để đáp ứng với tình trạng thiếu ôxy. Đó là một [[glycoprotein]] có khối lượng phân tử 34 [[KDa]]. Thiếu vắng hormon này, tình trạng thiếu ôxy không làm tăng hoặc làm tăng không đáng kể hoạt động tạo hồng cầu. Bình thường, tình trạng thiếu ôxy sẽ làm tăng đáng kể sự sản xuất erythropoietin, kéo theo là sự tăng sản xuất hồng cầu cho đến khi tình trạng thiếu ôxy được giải quyết.
 
==== Erythropoietin được sản xuất chủ yếu tại thận ====
Dòng 70:
Có giả thuyết cho rằng các tế bào [[biểu mô]] [[ống thận]] tiết erythropoietin, bởi ống thận có nhu cầu ôxy rất cao, sự thiếu ôxy sẽ kích thích khu vực này tiết EPO.
 
Tuy nhiên, khi có tình trạng thiếu ôxy cục bộ tại những cơ quan khác (khi thận vẫn được cấp máu đầy đủ), chức năng tạo erythropoietin của thận vẫn được kích thích. Do đó người ta tin rằng còn có những cảm thụ quan ngoài thận đã gửi tín hiệu đến thận. Thực nghiệm đã cho thấy [[norepinephrin]], [[adrenaline|epinephrin]] và vài [[prostaglandin]] có vai trò kích thích sản xuất erythropoietin.
 
Khi cả hai thận bị mất chức năng do bệnh hoặc bị cắt bỏ, bệnh nhân sẽ bị thiếu máu nặng, do lượng erythropoietin sản xuất bởi gan và các [[mô]] khác chỉ đảm bảo cho sự sản xuất hồng cầu được có 1/3 đến 1/2 nhu cầu.
Dòng 85:
 
==== Thiếu máu ác tính và vitamin B12 ====
Nguồn vitamin B12 trong thức ăn chủ yếu là [[thịt]], [[trứng]], [[sữa]]. [[Đậu tương|Đậu nành]] lên men được cho là có chứa một ít vitamin B12, tuy nhiên nhiều loại thực vật không chứa B12 hoặc có dưới dạng không thích hợp với người. Trong thức [[ăn chay]], người ta thường phải bổ sung B12 tổng hợp. Bệnh [[thiếu máu ác tính]] thật ra không phải do chế độ ăn thiếu B12 mà do cơ thể không thể hấp thụ được vitamin này, thường là do các bệnh ảnh hưởng đến [[tế bào thành]] (như [[teo]] [[niêm mạc]] [[dạ dày]]).
 
Sự hấp thu vitamin B12 phụ thuộc vào một loại glycoprotein gọi là [[yếu tố nội tại]] do các [[tế bào thành]] trong [[dạ dày]] tiết ra. Đại khái sự hấp thu này trải qua 3 bước như sau: