Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hội nghị Bình Than”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Ghi chú: clean up, replaced: {{reflist}} → {{Tham khảo}}
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
'''Hội nghị Bình Than''' là một hội nghị [[quân sự]] do vua [[Trần Nhân Tông]] triệu tập vào năm [[1282]] để bàn phương hướng kháng chiến khi [[Nhà Nguyên|quân Nguyên Mông]] sang xâm lược [[Việt Nam]] [[Kháng chiến chốngtranh Nguyên Mông-Đại Việt lần thứ 2|lần thứ hai]].
 
Hội nghị Bình Than được tổ chức vào tháng 10 âm lịch năm 1282 ở Bình Than, gần vũng Trần Xá<ref name=DVSK5>[http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt10b.html Đại Việt Sử Ký Bản Kỷ Toàn Thư - Quyển V: Kỷ Nhà Trần - Nhân Tông hoàng đế]</ref><ref name=KDVS1>[http://www.sugia.vn/upload/fckeditor/kdvstgcm.pdf Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục], trang 224.</ref>. Nguyên tác:
:''Mùa đông, tháng 10, vua ngự ra Bình Than đóng ở vũng Trần Xá họp vương hầu và trăm quan, bàn kế sách công thủ và chia nhau đóng giữ những nơi hiểm yếu''.
 
Đây là hội nghị của những người nắm giữ trọng trách lãnh đạo sự nghiệp giữ nước và chỉ bàn hai vấn đề thiết yếu nhất: đó là xác định phương hướng chiến lược chống xâm lăng và tổ chức bộ máy chỉ huy chống xâm lăng. Ở hội nghị Bình Than, vua [[Trần Nhân Tông]] và [[Thượng hoàng]] [[Trần Thánh Tông]] đã quyết định trao quyền Tổng chỉ huy quân đội cho [[Trần Hưng Đạo|Trần Quốc Tuấn]]; Nhân Huệ vương [[Trần Khánh Dư]] làm Phó đô tướng quân<ref name=DVSK5 /><ref name=KDVS1 />.
 
Trần Khánh Dư tuy trước đó có công, nhưng vì thông dâm với [[công chúa Thiên Thuỵ]], vợ của Hưng Vũ vương [[Trần Quốc Nghiễn]], con trai Trần Quốc Tuấn, nên bị đoạt hết quan tước, tịch thu tài sản. Trần Khánh Dư về ở [[Chí Linh]] làm nghề bán [[than (định hướng)|than]]. Lúc vua Trần tới bến Bình Than, Khánh Dư đội nón lá, mặc áo ngắn ở trên một chiếc thuyền lớn chở than củi. Vua Trần thấy vậy cho mời vào<ref name=DVSK5 /><ref name=KDVS1 />.
 
Chính tại hội nghị này, [[Trần Quốc Toản]] vì quá trẻ tuổi nên không được dự đã bóp nát quả [[cam]] đang cầm trong tay rồi về tập trung hơn một nghìn gia nô và thân thuộc tham gia kháng chiến<ref name=DVSK5 /><ref name=KDVS1 />.
Dòng 13:
Theo trang 105 trong ''Đồng Khánh dư địa chí'' (tải sách này tại địa chỉ [http://www.megaupload.com/?d=SUUTSR6M này]), phần chép về tỉnh Hải Dương thì Bình Than là nơi cùng hội tụ của 4 con sông (Triêm Đức/Thiên Đức<ref>Ngày nay gọi là [[sông Đuống]].</ref>, Nguyệt Đức<ref>Ngày nay gọi là [[sông Cầu]].</ref>, Nhật Đức<ref>Ngày nay gọi là [[sông Thương]].</ref> và sông ở huyện Phượng Nhãn<ref>Ngày nay gọi là [[sông Lục Nam]].</ref>) để rồi chia thành 2 con sông khác là Hàm Giang<ref>Ngày nay gọi là [[sông Thái Bình]]</ref> và sông Thủ Chân<ref>Ngày nay gọi là [[sông Kinh Thầy]].</ref>. Như thế Bình Than là khu vực xung quanh cửa Đại Than (nơi bắt đầu của sông Thái Bình và sông Kinh Thầy) và vùng đất ven cửa Đại Than (ngày nay thuộc về các huyện như [[Chí Linh]] (xã Nhân Huệ), [[Nam Sách]] (các xã Hiệp Cát, Nam Hưng), [[Gia Bình]] (xã Cao Đức), [[Lương Tài]] (các xã Trung Kênh, An Thịnh)) đều có khả năng là nơi diễn ra hội nghị Bình Than.
 
Theo chú thích số 821 và 822 của Đại Việt Sử ký Toàn thư thì Bình Than là đoạn sông [[LụcHệ Đầuthống Giangsông Thái Bình|Lục Đầu]] chảy qua huyện Chí Linh, tỉnh [[Hải Hưng]] ngày nay (nay là [[Hải Dương]]), và vũng Trần Xá (Trần Xá loan) có lẽ là chỗ hợp lưu hai con sông [[sông Thái Bình|Thái Bình]] và [[sông Kinh Thầy|Kinh Thầy]]. Chỗ này về sau vẫn còn xã Trần Xá<ref>[http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/footnote10.html#fn_821 Chú thích 821]</ref><ref>[http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/footnote10.html#fn_822 Chú thích 822]</ref>. [[Khâm định Việt sử Thông giám cương mục|Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục]] cũng ghi chú trong phần lời chua rằng Bình Than là tên bến đò ở địa phận xã Trần Xá, huyện Chí Linh; và Chí Linh là đất Bàng Châu xưa, một tên nữa là Bàng Hà (điều này thì có lẽ không chuẩn, do Bàng Hà là tên cũ của vùng đất ngày nay là 2 huyện [[Thanh Hà]] và [[Tiên Lãng]]); thời thuộc [[nhà Minh|Minh]] đổi là huyện
Chí Linh; [[nhà Hậu Lê|nhà Lê]] cũng theo tên ấy; nay thuộc tỉnh Hải Dương<ref name=KDVS2>[http://www.sugia.vn/upload/fckeditor/kdvstgcm.pdf Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục], trang 225.</ref>. Ngày nay tại khu vực ven sông Kinh Thầy này vẫn còn làng [[Trần Xá]] thuộc xã [[Nam Hưng, Nam Sách|Nam Hưng]], huyện [[Nam Sách]], tỉnh [[Hải Dương]] ở tọa độ khoảng {{coor dms|21|4|7|N|106|19|38|E}}, tương đương với xã Trần Xá, tổng Cao Đôi, huyện Chí Linh được chép tại trang 106 trong ''Đồng Khánh dư địa chí''.